Đắk Lắk: Cấp bách ngăn chặn dịch cúm A/H5N6 lây lan

GD&TĐ - Chiều 18/8, ông Thủy Lệ Vũ, Phó Chi Cục trưởng phụ trách Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Đắk Lắk cho biết, sau khi dịch cúm A/H5N6 bùng phát trên địa bàn TP Buôn Ma Thuột, ngành chăn nuôi và thú y tỉnh đã khẩn trương triển khai các giải pháp cấp bách để ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

Cơ quan chức năng xử lý ổ dịch thứ 3 tại xã Ea Kao (TP Buôn Ma Thuột).
Cơ quan chức năng xử lý ổ dịch thứ 3 tại xã Ea Kao (TP Buôn Ma Thuột).

Theo đó, trong vòng hơn một tuần qua TP Buôn Ma Thuột đã liên tiếp ghi nhận 3 ổ dịch cúm gia cầm A/H5N6 và đã tiêu hủy hơn 6.000 con gia cầm.

Cụ thể, vào ngày 10/8, đàn gà 3.100 con của hai hộ dân tại thôn 2 và thôn 3 xã Ea Kao bỏ ăn, tiêu chảy, rồi chết hàng loạt. Sau khi lấy mẫu gửi đến Chi cục Thú y vùng V xét nghiệm, kết quả dương tính với cúm gia cầm A/H5N6. Do đó, toàn bộ số gà trên bị đưa đi tiêu hủy.

Ngày 17/8, trên địa bàn thôn 3 (xã Ea Kao) tiếp tục ghi nhận một ổ dịch cúm A/H5N6 trên đàn gà 3.172 con và được đưa đi tiêu hủy.

Nhằm tránh dịch bệnh bùng phát, lây lan rộng, ngày 13/8, UBNDTP Buôn Ma Thuột đã quyết định công bố dịch cúm gia cầm trên địa bàn.

Theo đó, yêu cầu tạm dừng các hoạt động mua, bán, vận chuyển gà, vịt, ngan, ngỗng và sản phẩm của gà, vịt, ngan, ngỗng ra, vào vùng dịch. Bên cạnh đó, tập trung chỉ đạo và huy động tối đa các nguồn lực của địa phương để nhanh chóng xử lý các ổ dịch đang xảy ra, không để phát sinh các ổ dịch mới.

Chính quyền xã, thôn, buôn quản lý chặt chẽ các ổ dịch, tăng cường công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng bằng vôi bột, hóa chất… Xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật những tổ chức, cá nhân vận chuyển, giết mổ, buôn bán động vật, sản phẩm động vật nhiễm bệnh.

Thành lập ngay các Đoàn công tác trực tiếp đến các xã đang có dịch để chỉ đạo xử lý dứt điểm các ổ dịch mới phát sinh và các nơi có nguy cơ phát dịch cao. Bên cạnh đó kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo đúng quy định.

Chuẩn bị sẵn sàng lực lượng phản ứng nhanh ở từng xã để xử lý nhanh, triệt để các ổ dịch xảy ra trong diện hẹp (tiêu huỷ động vật trong ổ dịch, tiêu độc khử trùng, khoanh vùng bao vây ổ dịch).

Đối với vùng chưa có dịch, hộ chăn nuôi phải chủ động chọn con giống đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc, chuồng trại phải đảm bảo an toàn sinh học. Đồng thời tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo quy định để phòng dịch bệnh xâm nhập và gây thiệt hại lớn về kinh tế.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...