Nhật Bản báo động nạn bắt nạt trong trường học

GD&TĐ - Bộ GD Nhật Bản, nạn bắt nạt trong học đường trên toàn quốc đã lên tới mức báo động với hơn 300 trẻ em phải bỏ mạng trong năm tài chính vừa qua để thoát khỏi cơn ác mộng.

Số trẻ em báo cáo tình trạng bắt nạt trong học đường ngày càng tăng.
Số trẻ em báo cáo tình trạng bắt nạt trong học đường ngày càng tăng.

Nhà chức trách cho biết con số kỷ lục 82,6% trẻ em tiểu học THCS và THPT trên cả nước báo cáo ít nhất 1 trường hợp bắt nạt trong năm tài chính 2019.

Các số liệu được công bố ngày 22/10 thể hiện mức tăng 30,8 điểm so với năm tài chính 2013 khi luật thúc đẩy các biện pháp phòng ngừa chống bắt nạt học đường và khuyến khích phát hiện sớm có hiệu lực.

Trên cả nước, 612.496 trường hợp bị bắt nạt đã được báo cáo và đây là con số lớn nhất từ trước tới nay.

Bộ GD xác định con số kỷ lục 723 trường hợp được xem là “nghiêm trọng”, trong đó trẻ em bị tổn hại nặng nề cả về vật chất và tinh thần, đồng thời buộc phải nghỉ học trong thời gian dài.

Trong 83,2% các trường hợp được báo cáo, các trường học kết luận rằng hành vi bắt nạt đã chấm dứt và đứa trẻ không còn bị đau đớn về thể xác hoặc tâm lý. 

Bộ GD cho biết tổng số 181.272 tHS tiểu học và THCS từ chối đi học vì bị bắt nạt. Đây cũng là con số lớn nhất từ trước tới nay. Số HS trung học không muốn tới trường là 50.100.

Trong 317 trường hợp bắt nạt được ghi nhận, các nạn nhân đã tự tử. Con số này thấp hơn so với năm trước đó khi có 332 trường hợp được báo cáo. Tuy nhiên, tình hình vẫn rất nghiêm trọng.

Các vụ bắt nạt không ngừng gia tăng và được lập hồ sơ kể từ khi các trường học bắt đầu theo dõi những vụ việc này vào năm 2013. Bộ GD nhấn mạnh các hội đồng GD tỉnh cần làm tốt hơn nữa việc phát hiện và điều tra kỹ lưỡng các trường hợp bắt nạt. Số trường hợp bị bắt nạt tăng lên vì các nhà GD chú ý nhiều hơn tới vấn đề này.

“Tôi rất tiếc phải nói điều này nhưng thật khó để nghĩ ra một trường học hoàn toàn không có hiện tượng bắt nạt” - một quan chức của Bộ nói. Bộ GD Nhật Bản cho biết sẽ mở rộng hệ thống cung cấp hỗ trợ tài chính cho các trường học để đảm bảo họ có một nhà trị liệu tâm lý lâm sàng và các nhà tư vấn có trình độ chuyên môn khác.

Theo Asahi

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Hủ tục nên bỏ

GD&TĐ - Lễ hội đâm trâu của người Ca Dong là một tập tục có từ ngàn xưa của những bộ tộc tựa lưng vào dãy Trường Sơn...