Lý do doanh nhân được chọn làm Bộ trưởng GD Indonesia

Tân Bộ trưởng GD và Văn hóa Indonesia Nadiem Makarim.
Tân Bộ trưởng GD và Văn hóa Indonesia Nadiem Makarim.

Việc ông Nadiem Makarim được chỉ định làm Bộ trưởng GD và Văn hóa hẳn đã khiến nhiều người ngạc nhiên. Lần đầu tiên trong lịch sử Indonesia, một đương kim TT lựa chọn một doanh nhân vốn chuyên về các dự án kỹ thuật số cho vị trí bộ trưởng.

Ông Jokowi, từng là người kinh doanh nội thất ở quê hương Solo, trung tâm Java, đã luôn cố gắng đưa các doanh nhân vào trong chính quyền của mình.

Ông từng chỉ định bà Susi Pudjiastuti làm Bộ trưởng Bộ Thủy Hải sản trong nhiệm kỳ TT đầu tiên của mình. Trước khi làm bộ trưởng, bà Susi sở hữu các doanh nghiệp trong ngành thủy sản và hàng không.

Thu hút doanh nhân vào các vị trí trong chính phủ có thể là một phần trong nỗ lực của TT Jokowi  nhằm cải thiện bộ máy quan liêu của nước này.

Chỉ định ông Nadiem – người được coi là một nhà lãnh đạo kinh doanh sáng tạo – vào ghế Bộ trưởng GD, ông Jokowi dường như mong muốn cải thiện hệ thống GD Indonesia vốn bị chỉ trích vì quá quan liêu và lỗi thời.

Ông Nadiem thành lập dịch vụ vận tải dựa trên ứng dụng Gojek năm 2010 và phát triển nó trở thành một trong những công ty khởi nghiệp lớn nhất Indonesia với giá trị ước tính 10 tỉ USD. Hiện công ty này cũng mở rộng hoạt động ra các thị trường như Việt Nam, Singapore, Philippines.

Với việc TT Jokowi chỉ định một cựu SV Harvard 35 tuổi làm Bộ trưởng GD, người ta hy vọng sẽ thêm luồng năng lượng mới cho nỗ lực của TT trong việc hồi sinh hệ thống GD Indonesia vốn bị kìm hãm bởi tệ quan liêu.

Indonesia có hệ thống GD lớn thứ 4 thế giới nhưng lại thiếu chất lượng. Báo cáo PISA mới nhất cho thấy Indonesia nằm trong 10 quốc gia có thành tích kém nhất về GD, thấp hơn Mexico, Columbia và Thái Lan.

Một trong những thách thức lớn nhất đối với GD Indonesia là các quy định chồng chéo. GV cũng phải đối mặt với các thủ tục quản trị nghiêm ngặt khiến họ không thể tập trung vào việc thực hiện các nhiệm vụ giảng dạy của mình.

Kinh nghiệm của ông Nadiem trong lĩnh vực công nghệ thông tin cực kỳ hữu ích trong việc thiết kế và áp dụng các hệ thống kỹ thuật số mới – một lĩnh vực mà các trường ở Indonesia bị tụt hậu so với nhiều hệ thống GD khác.

Với tinh thần chấp nhận rủi ro và sẵn sàng hợp tác mà Nadiem thể hiện trong kinh doanh, người ta hy vọng ông sẽ phát triển một hệ thống GD cho ra đời nhiều nghiên cứu sáng tạo, có chất lượng cao, giải quyết được các vấn đề cấp bách nhất của Indonesia.

Nhiều người mong rằng, ông Nadiem – từng được hãng thông tấn Straits Times bình chọn là “người châu Á của năm 2016” vì góp phần cải thiện cuộc sống của nhiều người Indonesia và khu vực châu Á – sẽ mang năng lượng này tiếp sức cho GV, cải thiện phúc lợi cho họ, đặc biệt là những GV hợp đồng.

Theo CNA

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sa mạc ngập vì mưa bất thường

GD&TĐ - Hầu hết các nhà khoa học đều có chung nhận định, biến đổi khí hậu có thể 'tiếp tay' gây ra tình trạng thời tiết cực đoan ở UAE.
Ảnh minh họa ITN.

Nên hay không?

GD&TĐ - Trong xu thế tự chủ đại học, nhiều cơ sở đào tạo đã chủ động xét tuyển sớm.