Đài Loan: Trung tâm dạy thêm lao đao vì… Covid

GD&TĐ - Đài Loan ước tính khoảng 1/2 giáo viên dạy thêm có thể bị mất việc làm vì 30% trung tâm luyện thi phải tạm ngừng hoạt động vào mùa hè này khi số ca nhiễm Covid-19 tăng vọt.

Một trung tâm dạy thêm tại Đài Loan.
Một trung tâm dạy thêm tại Đài Loan.

Tại Đài Loan, tháng 6 là khoảng thời gian cao điểm để học sinh phổ thông ghi danh vào các trường luyện thi. Tuy nhiên, do sự gia tăng đột biến ca nhiễm Covid-19, ngày 18/5, chính quyền Đài Loan thông báo đóng cửa tất cả trường học, trung tâm dạy thêm. Dự kiến kế hoạch đóng cửa sẽ kéo dài đến ngày 2/7.

Điều này gây tác động nghiêm trọng đến các trường luyện thi, trung tâm dạy thêm. Nếu tình trạng này tiếp tục diễn ra trong thời gian tới, nhiều cơ sở trong nhóm này có thể phải phá sản hoặc cắt giảm số lượng lớn nhân viên.

Tính đến thời điểm hiện tại, nhiều trung tâm luyện thi gặp khó khăn về tài chính nên không thể trả lương cho nhân viên hay hoàn đủ tiền cho phụ huynh đã đóng học phí. Dù các trung tâm đầu tư mạnh vào dạy học trực tuyến, họ phải đối mặt với tình trạng sụt giảm doanh thu do không thể tuyển sinh vào tháng 6.

Nếu các lớp học thêm bị đình chỉ trong kỳ nghỉ hè, ước tính 30% trung tâm luyện thi, trung tâm dạy thêm phải đóng cửa vào tháng 9. Do đó, khoảng 50% giáo viên dạy thêm tại các trường này bị mất việc làm.

Theo thống kê của chính quyền Đài Loan, chỉ riêng thành phố Đài Bắc có hơn 2.500 trường luyện thi và gần 200 trung tâm gia sư. Khi việc dạy thêm phải tạm dừng vào giữa tháng 5, chính quyền đã yêu cầu các cơ sở hoàn tiền cho phụ huynh dựa theo số buổi nghỉ học. Trung tâm có thể thu học phí nếu dạy trực tuyến và được sự đồng ý của phụ huynh.

Không chỉ hoàn tiền, các trung tâm liên tục bị lỗ vì phải chi trả các chi phí phát sinh như tiền thuê nhà, tiền điện, nước. Nhiều chủ sở hữu lo lắng không thể trụ vững trong thời gian tới khi đối mặt quá nhiều áp lực.

Chủ một trung tâm gia sư cho biết dự đoán bị thiệt hại tới 72.000 USD trong lần nghỉ dịch này. Người này dự đoán các lớp học khó có thể mở lại vào tháng 7 hoặc tháng 8 nên ngành luyện thi của Đài Loan sẽ chịu thiệt hại chưa từng có.

Trong trường hợp các trung tâm luyện thi chuyển sang dạy trực tuyến, phụ huynh cũng yêu cầu giảm 20 - 30% học phí. Thu nhập của nhiều gia đình cũng giảm trong đợt dịch lần này nên họ không còn khả năng đóng học phí, phải cho con nghỉ học. Vì vậy, các trung tâm buộc phải giảm giá học phí để giữ chân học sinh.

Dù được phép tái mở cửa, phụ huynh cũng lo lắng về nguy cơ lây nhiễm virus nên có thể không cho con đi học. Ước tính khi tái mở cửa, các trung tâm chỉ hoạt động 60 - 70% công suất so với trước đây. Sau làn sóng Covid-19 này, lĩnh vực luyện thi sẽ mất ít nhất nửa năm để có thể phục hồi hoàn toàn.

Bên cạnh đó, các trung tâm phải đối mặt với nhiều vấn đề tranh cãi. Chẳng hạn, giáo viên trong trung tâm tự ý mở lớp dạy thêm trực tuyến, thu tiền nhưng không thông báo lại cho người quản lý.

Trong tương lai, họ có thể tách ra làm riêng hoặc không chia lợi nhuận với công ty quản lý. Một mối bận tâm khác là kết quả học tập của học sinh có thể bị sụt giảm do mất kết nối với thầy cô, bè bạn.

Đầu tháng 6, Cơ quan giáo dục Đài Loan đã công bố gói cứu trợ trị giá 800 triệu đài tệ cho các trung tâm dạy thêm bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Gói cứu trợ phân bổ trợ cấp chi phí hoạt động, tiền lương cho nhân viên làm việc toàn thời gian. Những người làm việc bán thời gian hoặc tạm thời không được hỗ trợ.

Theo Taiwan News

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.