Giảng viên nước ngoài đến xứ Hàn “trú tạm“

GD&TĐ - Kể từ khi bước sang thiên niên kỉ mới, các trường đại học Hàn Quốc đã cố gắng cải thiện năng lực nghiên cứu bằng cách thu hút giảng viên, học giả từ khắp nơi trên thế giới nhằm cách tân hệ thống đào tạo. 

Giảng viên nước ngoài đến xứ Hàn “trú tạm“

Tuy nhiên, người nước ngoài cảm thấy “yếu thế” trong một môi trường “đặc quyền” cho người Hàn. Các trường Hàn Quốc vì thế cũng khó thu hút được những giảng viên, học giả nước ngoài có tài năng nổi trội…

Không có cơ hội thăng tiến

Một nghiên cứu mới đây cho thấy tại ít nhất một trường đại học hàng đầu Hàn Quốc, đội ngũ giảng viên nước ngoài cảm thấy không thể thăng tiến và có ý định chuyển đi sau vài năm làm việc. Thực tế đó cho thấy sự hoài nghi về thành công của các trường đại học Hàn Quốc nói riêng và châu Á nói chung trong việc thu hút giảng viên nước ngoài.

Stephanie Kim, làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu Hàn Quốc, ĐH California, Berkekey, đã phỏng vấn gần 50 giảng viên, lãnh đạo trường và sinh viên tại Trường Underwood International College (UIC), được mở năm 2006 bởi Trường ĐH Yonsei danh tiếng. Kim nhận thấy các giảng viên nước ngoài trẻ tuổi và đồng nghĩa là họ không thể được giao những vị trí lãnh đạo quản lí cấp cao. Một giảng viên nước ngoài chia sẻ “cấp trên đưa ra các quyết định mà không đếm xỉa tới ý kiến của chúng tôi”.

Ngắt kết nối giữa lãnh đạo trường và giảng viên nước ngoài khiến họ cảm thấy có một “bức tường kính chắn viễn cảnh sự nghiệp của họ” tại Yonsei. Không có triển vọng nghề nghiệp cũng đồng nghĩa với các trường không thể tuyển dụng những giảng viên, học giả có tiếng. Hầu hết giảng viên nước ngoài đến Yonsei làm việc đều do chưa tìm được công việc sở trường tại Mỹ hoặc một quốc gia Tây Âu khác. “Nhiều giảng viên nước ngoài đến Đại học Yonsei chỉ được vài năm là chuyển đi” – Kim cho biết – “Họ vẫn muốn làm việc ở một trường đại học phương Tây bởi triển vọng sự nghiệp tốt hơn”.

Chính sách thiếu hiệu quả?

Kim nhận xét, những vấn đề tại Yonsei “rất có thể tương đồng” với các trường đại học khác tại Hàn Quốc. Nghiên cứu trước đây, được thực hiện bởi các học giả Đại học Stanford và Yonsei, cũng chỉ ra rằng các học giả nước ngoài thường bị coi là “tạm thời” và “hạng hai”.

Chính phủ Hàn Quốc đã có một số chính sách thúc đẩy các trường đại học quốc tế hóa đội ngũ giảng viên, trong đó có Dự án “Đại học đẳng cấp thế giới”, bắt đầu thực hiện từ năm 2008, tài trợ tuyển dụng các học giả nước ngoài nổi tiếng; hay Dự án Brain Korea 21, từ 1999 đến 2006 khuyến khích các trường đại học đăng các công trình nghiên cứu trên các tạp chí chuyên ngành khoa học và công nghệ hàng đầu thế giới.

Những nỗ lực này có vẻ đã mang lại hiệu quả: Năm 2000, chỉ 2,4% giảng viên làm việc toàn thời gian tại Hàn Quốc là người nước ngoài, nhưng đến năm 2013, con số này đã tăng lên 7,1%.

Tuy nhiên quốc gia này lại đang thụt lùi trong việc thu hút học sinh quốc tế. Số du học sinh đạt đỉnh điểm khoảng 90.000 trong năm 2011 nhưng đang giảm dần từ đó.

Bộ Giáo dục Hàn Quốc đặt mục tiêu thu hút 200.000 du học sinh vào năm 2023, và từ năm 2020 sinh viên quốc tế chiếm 5% tổng số sinh viên. Để thực hiện mục tiêu đó, Hàn Quốc dự kiến mở các khoa, ngành đặc biệt chỉ dành riêng cho sinh viên nước ngoài. Tuy nhiên, kế hoạch này ngay khi được công bố năm ngoái bị chỉ trích là “phân biệt đối xử”.

“Nếu giấc mơ của tôi là trở thành một trưởng khoa thì nó chỉ khiến tôi phiền muộn bởi không có cơ hội như vậy mở ra với một giảng viên nước ngoài” – một ý kiến được Kim ghi lại.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Trồng cau ồ ạt, nên chăng?

GD&TĐ - Thấy cau có giá, người ta đổ xô đi mua cau con về trồng. Diện tích cau tăng vọt, thế chỗ cho nhiều loại cây ăn trái khác...