Ảnh minh họa |
* Trả lời:
Tại Khoản 4 Điều 56 Luật giáo dục đại học quy định: Giảng viên có trình độ tiến sĩ, giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư công tác trong cơ sở giáo dục đại học có thể kéo dài thời gian làm việc kể từ khi đủ tuổi nghỉ hưu để giảng dạy, nghiên cứu khoa học, nếu có đủ sức khỏe, tự nguyện kéo dài thời gian làm việc, đồng thời cơ sở giáo dục đại học có nhu cầu.
Hiện Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố lấy ý kiến rộng rãi nhân dân đối với dự thảo nghị định “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục Đại học”. Tại Khoản 1, Điều 12 Dự thảo này quy định: Giảng viên có trình độ tiến sĩ, giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư đang giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục đại học công lập khi đến tuổi nghỉ hưu có thể được xem xét kéo dài thời gian để làm công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học (gọi tắt là thời gian làm việc) tại các cơ sở giáo dục. Việc kéo dài thời gian làm việc được thực hiện khi cơ sở giáo dục Đại học có nhu cầu và giảng viên tự nguyện, có đủ năng lực đáp ứng được yêu cầu giảng dạy, nghiên cứu khoa học.
Tiếp đến ngày 20/03/2013, Văn phòng Chính phủ đã có công văn số: 1392/VPCP-KGVX gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc quy định kéo dài thời gian làm việc của giảng viên có trình độ là tiến sỹ trong các cơ sở giáo dục đại học. Công văn nêu rõ ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện nhân như sau: Nhân yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo khẩn trương hoàn thành việc xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học, trong đó có quy định cụ thể về việc kéo dài thời gian làm việc kể từ khi đến tuổi nghỉ hưu, để giảng dạy, nghiên cứu khoa học đối với giảng viên có trình độ tiến sĩ, giảng viên có chức danh GS, PGS công tác trong cơ sở giáo dục đại học.
GD&TĐ Online