Giảng dạy tiếng Anh như một ngoại ngữ

GD&TĐ - Ngày 28/7, tại trường ĐH Ngoại ngữ (ĐH Đà Nẵng) diễn ra Hội thảo quốc tế về giảng dạy tiếng Anh như một ngoại ngữ 2015. 

TS Trần Hữu Phúc – Hiệu trưởng trường ĐH Ngoại ngữ - tặng hoa và quà lưu niệm cho các chuyên gia tham dự hội thảo.
TS Trần Hữu Phúc – Hiệu trưởng trường ĐH Ngoại ngữ - tặng hoa và quà lưu niệm cho các chuyên gia tham dự hội thảo.

Đây là hội thảo quốc tế đầu tiên ở Việt Nam phối hợp với tổ chức TESOL quốc tế. Hội thảo với chủ đề tính đổi mới, tính ứng dụng và tính bền vững trong việc giảng dạy tiếng Anh lần này là một trong những hạng mục trọng tâm năm 2020 của Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020.

Tham dự hội thảo có 300 giáo viên tiếng Anh tại các trường Tiểu học, THCS, THPT và giảng viên tiếng Anh tại các trường CĐ, ĐH trên cả nước và một số quốc gia trên thế giới. Hội thảo là diễn đàn để các diễn giả và người tham dự chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, trao đổi ý tưởng mới trong nghiên cứu và giảng dạy tiếng Anh.

Đặc biệt, tham dự Hội thảo quốc tế lần này có 7 chuyên gia quốc tế đến từ các trường Đại học danh tiếng của Anh, Hoa Kỳ, Úc, Hồng Kông và gần 20 diễn giả đến từ các trường ĐH uy tín trên cả nước với những báo cáo tập trung vào tính đổi mới trong giảng dạy tiếng Anh: từ chính sách đến thực tiễn

Hội thảo thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà khoa học

 Hội thảo thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà khoa học

Ban tổ chức đã nhận được bài tham luận của hơn 50 nhà khoa học và đã chọn được hơn 20 bài có chất lượng nhất để đăng vào kỷ yếu của Hội thảo. Đây là những bài nghiên cứu mang tính đại diện cho các định hướng nội dung Hội thảo tập trung vào 3 chủ đề chính là tính đổi mới, tính ứng dụng và tính bền vững trong việc giảng dạy tiếng Anh.

TS Trần Hữu Phúc – Hiệu trưởng trường ĐH Ngoại ngữ (ĐH Đà Nẵng) - cho biết: “Trường ĐH Ngoại ngữ là một trong những trung tâm giảng dạy và nghiên cứu ngoại ngữ lớn tại Việt Nam, thực hiện nhiệm vụ tăng cường kiến thức về ngôn ngữ và văn hóa, phục vụ cho việc xây dựng đất nước, cũng như thúc đẩy hợp tác quốc tế. 

Với ý nghĩa đó, trong những năm qua, chúng tôi đã nỗ lực để cải thiện chất lượng giảng dạy và học tập môn ngoại ngữ. Bên cạnh đó, tập trung tổ chức một số hội nghị, hội thảo khoa học ở các quy mô khác nhau để cùng các chuyên gia để trao đổi kiến thức và chia sẽ ý tưởng trong lĩnh vực giảng dạy và học tập ngôn ngữ.

Sau khi các hội nghị quốc tế GLOCAL được tổ chức thành công bởi các trường đại học của chúng tôi trong năm 2013, chúng tôi đã chứng kiến nhiều chuyển biến tích cực, việc học ngôn ngữ hiệu quả hơn thông qua ứng dụng CNTT trong việc học ngoại ngữ”.

Hội thảo diễn ra trong hai ngày 28 và 29/7.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đàn bà cô đơn nhất khi nào?

Đàn bà cô đơn nhất khi nào?

GD&TĐ - Không phải khi độc thân, cũng chẳng phải lúc thất tình… Phụ nữ cô đơn nhất chính là khi ở trong một mái nhà mà không tìm được cảm giác ấm áp.