Giảng bài từ... vũ trụ

Giảng bài từ... vũ trụ

(GD&TĐ) - Vừa qua, phi hành gia Vương Á Bình đang bay trên quỹ đạo cách trái đất 340 km đã giảng bài qua video trực tiếp về trọng lực cho học sinh Trung Quốc.

123
Nữ phi hành gia Trung Quốc Vương Á Bình.

Cô Vương Á Bình, nữ phi hành gia thứ hai của Trung Quốc là 1 trong 3 phi hành gia được đưa vào không gian vào tuần trước trên phi thuyền Thần Châu 10 với nhiệm vụ thực hiện một loạt các thí nghiệm để cho thấy phản ứng của các vật thể trong môi trường không trọng lượng.

Cô Vương đã thực hiện giảng bài từ phòng thí nghiệm không gian Thiên Cung - 1, được Trung Quốc coi như bản mẫu đầu tiên của một trạm không gian hoàn chỉnh. Sau đó, nữ phi hành gia cùng hỏi đáp với học sinh của một trường học ở Bắc Kinh.

Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, khoảng hơn 60 triệu học sinh và thầy cô giáo theo dõi bài giảng này. Đây được coi là bài giảng đầu tiên từ vũ trụ đối với Trung Quốc.

Mặc dù khoa học vũ trụ Trung Quốc được đánh giá đứng sau Mỹ và Nga, nhưng chương trình không gian của Trung Quốc đã đạt được những bước tiến có tính đột phá trong một thời gian tương đối ngắn.

Năm 2003, Trung Quốc đưa phi hành gia đầu tiên vào vũ trụ. 5 năm sau đó, Trung Quốc đã hoàn tất chuyến đi bộ trong không gian đầu tiên.

Bắc Kinh coi sứ mạng không gian lần này, kéo dài 15 ngày, thời gian lâu nhất từ trước tới nay, là một bước quan trọng hướng tới mục tiêu xây dựng một trạm không gian thường trực mà Trung Quốc hy vọng sẽ hoàn tất trước năm 2020.

Phi Dương

(Theo Sina)

ThS Nguyễn Hoài Phong giới thiệu đồng hồ nước thông minh.

Hệ thống đo lường nước thông minh

GD&TĐ - Hệ thống đo lường nước thông minh là giải pháp cải tiến công nghệ do các nhà khoa học Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TPHCM) phát triển.
Nhóm sinh viên ngành Kỹ thuật Nhiệt và TS Lê Kiều Hiệp giảng viên hướng dẫn, nhận phần thưởng cho đề tài nghiên cứu. Ảnh: TG

Sinh viên Bách khoa lan tỏa lối sống xanh

GD&TĐ - Bằng kiến thức đa ngành cùng cách tiếp cận mới, các nghiên cứu khoa học của sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội đã hướng đến bảo vệ môi trường.
Sản phẩm quả cam của nhóm nghiên cứu thực hiện.

Phân ure nhả chậm made in Việt Nam

GD&TĐ - Đề tài đã mở ra hướng sử dụng nguồn phụ phẩm, nguyên liệu trong nước để sản xuất phân ure nhả chậm nói riêng và phân bón nhả chậm nói chung.
Robot Valkyrie sẽ trải qua một thử nghiệm mới ở Australia với tư cách là người chăm sóc từ xa. Ảnh: NASA

Ra mắt robot thế hệ mới

GD&TĐ - Công ty khởi nghiệp về robot Apptronik (Mỹ) đang triển khai dự án robot xử lý những công việc 'buồn tẻ, bẩn thỉu và nguy hiểm' thay con người.