Giảm tác động của biến đổi khí hậu, ô nhiễm không khí tới trẻ em khuyết tật

GD&TĐ - Ngày 17/9, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức hội thảo quốc tế với chủ đề “Thực trạng và sáng kiến giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu - ô nhiễm không khí tới trẻ em khuyết tật và giáo dục”.

GS.TS Nguyễn Văn Minh chủ trì Hội thảo tại điểm cầu Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
GS.TS Nguyễn Văn Minh chủ trì Hội thảo tại điểm cầu Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Hội thảo bao gồm 1 phiên toàn thể và 4 phiên báo cáo nhóm với 16 báo cáo được tổ chức trực tuyến qua phần mềm Zoom với sự tham dự của đại diện Bộ GD&ĐT; đại diện lãnh đạo Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, lãnh đạo các Sở GD&ĐT, đại diện các tổ chức quốc tế; các nhà khoa học, chuyên gia đến từ các trường đại học, các viện nghiên cứu trong nước và quốc tế, các cơ sở giáo dục trẻ khuyết tật.

Phát biểu khai mạc hội thảo, GS.TS Nguyễn Văn Minh- Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm cho biết: Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu và ô nhiễm không khí, tác động xấu đến sinh kế của người dân, đặc biệt là nhóm trẻ em khuyết tật.

Trẻ em là đối tượng dễ bị tác động nghiêm trọng bởi những thay đổi của xã hội, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu và ô nhiễm không khí. Trong đó, trẻ em khuyết tật vốn là một trong số các nhóm trẻ yếu thế nhất bởi sự rối loạn trong chức năng cơ thể, dẫn tới sự hạn chế trong hoạt động và tham gia.

Hội thảo được tổ chức trực tuyến với sự tham dự của các chuyên gia, nhà khoa học trong nước và quốc tế
Hội thảo được tổ chức trực tuyến với sự tham dự của các chuyên gia, nhà khoa học trong nước và quốc tế

Trong khi giáo dục trẻ khuyết tật hướng tới tăng cường sự hoạt động và tham gia cho các em, thì biến đổi khí hậu và ô nhiễm không khí lại trở thành yếu tố khách quan cản trở việc tạo lập môi trường này. Không những thế, các hiện tượng thời tiết cực đoan và ô nhiễm không khí cũng tác động không nhỏ tới sức khỏe và trạng thái tâm lý của các trẻ khuyết tật.

Thực tế hiện nay, những chương trình hành động, những báo cáo và kết quả nghiên cứu tập trung vào yếu tố tác động của biến đổi khí hậu và ô nhiễm không khí tới trẻ em khuyết tật và giáo dục trẻ em khuyết tật cùng các sáng kiến để trẻ em khuyết tật và gia đình trẻ ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu và ô nhiễm không khí còn nhiều hạn chế.

Do đó, Hội thảo được tổ chức là cơ hội để các nhà quản lý giáo dục các nhà khoa học, các chuyên gia, các bậc phụ huynh có cơ hội để trao đổi kinh nghiệm và tìm ra giải pháp để giảm thiểu những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và ô nhiễm không khí, giáo dục nói chung và trẻ em nói riêng, hướng đến một nền giáo dục hòa nhập chất lượng và bền vững.

Đại biểu quốc tế phát biểu tại Hội thảo
Đại biểu quốc tế phát biểu tại Hội thảo

Tại Hội thảo, ông Tạ Ngọc Trí- Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT) đánh giá cao sáng kiến của Khoa Giáo dục Đặc biệt - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức hội thảo với mục đích bàn về các vấn đề lý luận và thực tiễn các tác động của biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường đối với trẻ khuyết tật và giáo dục.

Hội thảo là diễn đàn trao đổi thông tin và bàn thảo giữa các nhà nghiên cứu, nhà quản lý, giảng viên, nhà chuyên môn thực hành, giáo viên giáo dục hòa nhập và chuyên biệt trong nước và quốc tế và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, ô nhiễm không khí đối với trẻ em khuyết tật và công tác giáo dục các em.

Tại hội thảo, các đại biểu đã phân tích các tác động của biến đổi khí hậu, ô nhiễm không khí với trẻ khuyết tật và giáo dục cho trẻ khuyết tật tại các vùng miền khác nhau và nêu các sáng kiến và khuyến nghị một số giải pháp nhằm thực hiện là một hoạt động hướng đến phát triển chuyên môn.

Các nhà khoa học, nhà chuyên môn cùng giới thiệu, chia sẻ, và bàn thảo về các thông tin từ thực tiễn về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu với người khuyết tật ở các vùng miền khác nhau và đề xuất các định hướng các phương thức hỗ trợ, đào tạo nhân lực chuyên môn, đáp ứng tốt hơn với nhu cầu đảm bảo người khuyết tật chuẩn bị được năng lực thích trong điều kiện biến đổi khí hậu, dịch bệnh, trẻ em khuyết tật cần được đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục và chất lượng cuộc sống trong giai đoạn hiện nay.

Theo Ban tổ chức, Hội thảo đã nhận được sự đóng góp bài viết tích cực từ các chuyên gia quốc tế và trong nước của các lĩnh vực về giáo dục, giáo dục đặc biệt, y tế… và đã lựa chọn được 50 bài viết đăng tải trong Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, xuất bản thành một kỷ yếu của Hội thảo.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Hậu phương yêu thương

GD&TĐ - Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về đảo nhỏ. Lão gió gào thét lùng sục khắp các ngõ ngách, thấy cái gì cũng lật tung lên như thể để tìm kiếm thứ gì đó.