Giám sát sự cố bất lợi sau tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19

GD&TĐ - Sở Y tế tỉnh Hải Dương vừa có văn bản yêu cầu các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn; CDC tỉnh; các phòng khám tư vấn và điều trị dự phòng về việc giám sát sự cố bất lợi sau tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Sở Y tế yêu cầu các đơn vị phải thực hiện đầy đủ các quy định về bảo đảm an toàn tiêm chủng theo quy định tại Nghị định số của Chính phủ, Thông tư của Bộ Y tế và các hướng dẫn về tiêm vắc xin phòng COVID-19; Giám sát chặt chẽ các sự cố bất lợi sau tiêm chủng, khi có trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng phải tiến hành xử trí  kịp thời theo đúng quy định, đồng thời điều tra báo cáo về Sở Y tế và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh theo quy định.

Thực hiện tiêm chủng an toàn, theo dõi người được tiêm vắc xin ít nhất 30 phút sau tiêm chủng và hướng dẫn gia đình hoặc đối tượng tiêm chủng để theo dõi tại nhà trong vòng 24 giờ và tiếp tục theo dõi trong vòng 7 ngày sau tiêm chủng về các dấu hiệu: toàn trạng, tinh thần, ăn, ngủ, thở, phát ban, triệu chứng tại chỗ tiêm, thông báo cho cơ sở y tế nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường.

Phối hợp với các cơ quan truyền thông tăng cường tuyên truyền về vắc xin phòng COVID-19, các lợi ích cũng như nguy cơ sự cố bất lợi sau tiêm chủng có thể có của vắc xin để người dân hiểu và hưởng ứng tham gia tiêm chủng nhằm bảo vệ bản thân, cộng động và hỗ trợ công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống COVID-19 và Bộ Y tế.

Hải Dương là một trong 13 tỉnh tiếp nhận triển khai tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 đợt 1, đến nay đã và đang triển khai tiêm chủng đợt 1 vắc xin phòng COVID-19 tại 12 huyện, thị xã, thành phố và Bệnh viện Đa khoa cơ sở 1.

Kết quả tính đến ngày 21/3/2021 đã tiêm cho hơn 15.930 cán bộ, nhân viên thuộc lực lượng phòng chống dịch tuyến đầu.

Theo báo cáo của các đơn vị, trong quá trình tiêm chủng đã ghi nhận một số trường hợp sự cố bất lợi sau tiêm chủng, tất cả các trường hợp này đều được xử lý kịp thời và hiện đã ổn định.

Những người chưa nên tiêm vaccine Covid-19

Bộ Y tế đã hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 của AstraZeneca. Theo đó, các đối tượng trì hoãn tiêm chủng gồm: Đang mắc bệnh cấp tính. Phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ.

Những người bị suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch, ung thư giai đoạn cuối, xơ gan mất bù.

Trong vòng 14 ngày trước có điều trị corticoid liều cao (tương đương prednisolon ≥ 2 mg/kg/ngày trong ≥ 7 ngày), hoặc điều trị hóa trị, xạ trị.

Trong vòng 90 ngày trước có điều trị immunoglobulin hoặc điều trị huyết tương của người bệnh Covid-19.

Tiêm vaccine khác trong vòng 14 ngày trước. Đã mắc Covid-19 trong vòng 6 tháng. Người trên 65 tuổi. Giảm tiểu cầu hoặc rối loạn đông máu.

Các đối tượng sau đây phải được khám sàng lọc kỹ và tiêm chủng trong bệnh viện:

a) Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác. Người có bệnh nền nặng, bệnh mạn tính chưa được điều trị ổn định. Người mất tri giác, mất năng lực hành vi. Người có bệnh mạn tính có phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống.

Chống chỉ định:Tiền sử phản vệ từ độ 2 trở lên tại lần tiêm trước hoặc với bất cứ thành phần nào của vaccine.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

'Nỗi ám ảnh' của ông Trump

GD&TĐ - Một trong những quốc gia được nhắc nhiều và chịu ảnh hưởng ngay trong ngày nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump là Mexico.