Giám đốc WHO nêu thời điểm giai đoạn cấp tính của Covid-19 kết thúc

GD&TĐ - Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhắc lại lời kêu gọi ưu tiên tiêm chủng cho khoảng 70% dân số thế giới. Ông nói thêm rằng điều này sẽ đảm bảo “giai đoạn cấp tính” của Covid-19 kết thúc trong năm nay.

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus

Phát biểu tại một cuộc họp báo ở Nam Phi hôm qua (11/2), người đứng đầu WHO cho biết kỳ vọng rằng điều tồi tệ nhất của đại dịch sẽ kết thúc vào “giữa năm nay, khoảng tháng 6-7” nếu mục tiêu tiêm chủng đạt được. Những bình luận của ông được đưa ra vài ngày sau khi ông cảnh báo virus corona vẫn “chưa kết thúc”.

Việc vượt qua ngưỡng tiêm chủng đó “không phải là vấn đề may rủi”, mà là “vấn đề của sự lựa chọn”, ông Tedros cho biết và nói thêm rằng quyết định huy động các nguồn lực để đạt được mục tiêu đó là “nằm trong tay chúng ta”.

Ông lưu ý rằng “hơn 10 tỷ liều đã được sử dụng trên toàn cầu” trong 2 năm qua, nhưng ông cho biết “chiến thắng về khoa học” của việc phát triển và triển khai vắc xin Covid-19 đã bị “hủy hoại bởi sự bất bình đẳng lớn trong việc tiếp cận nó”.

Trong khi “hơn một nửa dân số thế giới hiện đã được tiêm phòng đầy đủ”, ông nói “84% dân số châu Phi vẫn chưa được tiêm một liều duy nhất”. Ông lưu ý việc tập trung sản xuất vắc xin ở “một vài quốc gia chủ yếu là thu nhập cao” là nguyên nhân dẫn đến “phần lớn của sự không công bằng này”.

Theo báo cáo, chỉ có 11% người châu Phi được tiêm chủng, khiến châu lục này trở thành châu lục được tiêm chủng ít nhất trên thế giới. Tuần trước, văn phòng châu Phi của WHO cho biết khu vực này cần tăng tỷ lệ tiêm chủng lên “6 lần” để đạt được mục tiêu 70% của WHO.

Ông Tedros nhấn mạnh, để đạt được mục tiêu đó, “nhu cầu cấp thiết phải tăng cường sản xuất vắc xin tại địa phương” ở “các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình”. Ông chỉ ra sự phát triển gần đây của vắc xin mRNA Covid sản xuất tại địa phương đầu tiên của lục địa này là một bước đầy hứa hẹn.

Trong khi đó một số quốc gia châu Âu khác đang xem xét nới lỏng các hạn chế chống Covid-19.

Hôm qua, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết số ca mắc Covid-19 gia tăng, báo hiệu rằng nền kinh tế lớn nhất châu Âu có thể sớm giảm bớt những hạn chế nghiêm ngặt chống dịch khi làn sóng bắt đầu giảm xuống.

“Các dự báo khoa học cho thấy điểm cao của sóng dịch đã sắp tới” – ông Scholz nói với thượng viện – “Điều đó sẽ cho phép chúng ta xem xét các bước đầu tiên khi mở cửa trở lại trong cuộc họp vào tuần tới giữa chính phủ liên bang và các bang, sau đó là các bước tiếp theo cho mùa xuân”.

Trong nhiều tuần, Đức đã hạn chế tiếp cận các quán bar và nhà hàng, chỉ cho phép người đã tiêm vắc xin tăng cường hoặc đã phục hồi sau khi mắc Covid-19 lui tới. Các giới hạn tiếp xúc cũng được áp dụng, tụ tập không được quá 10 người…

Hôm qua, Đức báo cáo có 240.172 ca mắc Covid-19 trong 24 giờ, mức giảm đầu tiên trong tuần kể từ đầu năm.

Tại Pháp, Bộ Y tế hôm qua cho biết sẽ không yêu cầu mọi người đeo khẩu trang nơi công cộng trong nhà  như quán bar, nhà hàng, hoạt động thể thao giải trí… kể từ ngày 28/2 với lý do “tình hình y tế đã được cải thiện”.

Tuy nhiên, người dân vẫn phải đeo khẩu trang trên các phương tiện giao thông công cộng.

Bộ trưởng Y tế Olivier Veran cho biết “trong bối cảnh áp lực từ dịch bệnh đang giảm mạnh, việc cấp vắc xin cho phép chúng tôi loại bỏ yêu cầu đeo khẩu trang như đã làm trong các đợt trước”.

Italy đã tiến thêm một bước nữa để hướng tới sự bình thường vào hôm qua với việc mở cửa trở lại các hộp đêm và chấm dứt yêu cầu đeo khẩu trang bên ngoài khi số ca mắc Covid-19 giảm bớt.

Theo RT/CNA

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân cao huyết áp nên ăn ít muối. (Ảnh: ITN)

Những cách tự nhiên giúp hạ huyết áp

GD&TĐ - Khi già đi, chúng ta cần đặc biệt chú ý đến huyết áp. Theo giới chuyên gia, chế độ ăn uống chắc chắn có hiệu quả trong việc kiểm soát huyết áp.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.