Giải quyết những bất cập của chương trình phổ thông

Giải quyết những bất cập của chương trình phổ thông
vvccvbvbvc
Chương trình giáo dục phổ thông mới dự kiến sẽ được xây dựng theo hướng đẩy mạnh giáo dục toàn diện (ảnh minh họa)

Bộ GD&ĐT trả lời:

a. Sau 3 năm triển khai đại trà chương trình, sách giáo khoa mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã 02 lần tổ chức đánh giá toàn diện chương trình, sách giáo khoa (lần thứ nhất tổ chức Hội nghị tổng kết vào ngày 18/5/2008 và lần thứ hai vào các ngày 19/9 và 24/9/2009) được thực hiện từ các tổ giáo viên đến Phòng, Sở Giáo dục và Đào tạo, có sự tham gia đánh giá độc lập của Hội Khuyến học, Hội Cựu Giáo chức, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.

Kết quả đánh giá như sau:

* Ưu điểm:

- Chương trình đã bám sát mục tiêu giáo dục cấp học, cơ bản đã thể hiện được quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng, Nhà nước. Chương trình đã chú ý tới giáo dục toàn diện con người về các mặt đức, trí, thể, mỹ, tăng cường hoạt động giáo dục và định hướng nghề nghiệp so với chương trình cũ.

- Về cơ bản, chương trình giáo dục các môn học đã đảm bảo được tính chính xác, khoa học, hiện đại, cập nhật và tiếp cận được trình độ giáo dục ở các nước phát triển trong khu vực, đáp ứng xu thế phát triển của xã hội Việt Nam trong thời kì hội nhập quốc tế.

- Nội dung và yêu cầu của chương trình ở nhiều môn học nhìn chung là phù hợp với trình độ phát triển tâm, sinh lí của học sinh Việt Nam. Chương trình có chú ý đến sự phân hoá trình độ nhận thức của học sinh, chương trình chuẩn phù hợp với trình độ nhận thức của phần đông học sinh Việt Nam và chương trình  nâng cao đáp ứng nhu cầu, năng lực cá nhân của đối tượng học sinh khá, giỏi.   

- Chương trình đã chú ý đến tính liên thông giữa các môn học, toàn cấp học và giữa các cấp học, đảm bảo nguyên tắc kế thừa và phát triển từ các chương trình trước đây. Bên cạnh đó, cũng thể hiện sự tích hợp nhiều phân môn trong một môn học, tích hợp nhiều lĩnh vực ở một số môn học. Các mạch kiến thức xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 12, các chủ đề cụ thể trong từng lớp của chương trình mỗi môn học đều được sắp xếp một cách hệ thống theo kiểu tuyến tính hoặc đồng tâm đã tạo điều kiện cho học sinh vừa củng cố, ôn luyện vững chắc kiến thức, vừa từng bước nâng cao dần kỹ năng tư duy.

- Chương trình mỗi môn học đều nêu cụ thể những định hướng đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập. Chương trình của hầu hết các môn học đều giảm bớt tính lí thuyết hàn lâm, chú trọng hơn tới yêu cầu phát triển kỹ năng thực hành, thí nghiệm và liên hệ, vận dụng vào thực tế.

* Hạn chế:

- Ở một số chủ đề trong chương trình một số môn học yêu cầu còn cao, đặc biệt là đối với bộ phận học sinh có học lực yếu kém, học sinh nhóm dân tộc thiểu số và học sinh sinh sống ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

- Một số nội dung ở chương trình một số môn học cấp trung học phổ thông chưa thực sự cơ bản, làm cho khối lượng kiến thức gia tăng; chưa thể hiện đầy đủ mức độ hiện đại, cập nhật cần thiết trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Còn có sự trùng lặp nội dung ở một số môn học như: Sinh học và Công nghệ; Hoạt động ngoài giờ lên lớp và Giáo dục công dân; Giáo dục hướng nghiệp và Nghề phổ thông. Nội dung của một số môn có quan hệ mật thiết với nhau nhưng còn chưa thực sự hỗ trợ cho nhau như: môn Vật lí phải sử dụng những kiến thức của môn Toán mà tại thời điểm đó học sinh chưa được học.

- Có sự không phù hợp giữa chương trình giáo dục với điều kiện cơ sở vật chất nhà trường và trình độ của một bộ phận giáo viên.

- So với chương trình giáo dục ở các nước phát triển, một số nội dung giáo dục như Thể chất, dạy học ngoại ngữ, giáo dục kỹ năng sống; ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện chương trình các môn học còn hạn chế; chưa thực hiện tốt quan điểm tích hợp trong xây dựng chương trình.

b. Tiếp thu các ý kiến đóng góp cho chương trình, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang khẩn trương thực hiện các biện pháp điều chỉnh, hướng dẫn thực hiện chương trình không đợi đến năm 2015 như sau:

 - Điều chỉnh kế hoạch dạy học: Từ năm học 2008-2009, thực hiện Kế hoạch giáo dục với 37 tuần thực học (trước đây 35 tuần) mỗi năm học đối với trường trung học phổ thông công lập, trên cơ sở giữ nguyên tổng số tiết học dành cho các môn học, điều chỉnh thời lượng và tích hợp một số hoạt động giáo dục (môn Giáo dục công dân và Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, Giáo dục hướng nghiệp và Công nghệ ở trung học) để giảm khối lượng kiến thức và thời gian dạy học, giảm số tiết học hàng tuần; tăng số tiết cho một số môn học, đặc biệt đối với những trường dạy trên 6 buổi/tuần.

- Ban hành Khung phân phối chương trình: Nhằm tạo quyền chủ động cho các Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ quy định phần chương trình phải hoàn thành ở thời điểm kết thúc học kỳ I và kết thúc năm học, thời lượng dành cho kiểm tra định kỳ, kiểm tra học kỳ các môn học. Căn cứ Khung phân phối chương trình, các Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành phân phối chương trình cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông và hướng dẫn các trường thực hiện, bảo đảm tiến độ trong quá trình dạy học cơ bản thống nhất trong toàn tỉnh, thành phố.

- Thực hiện điều chỉnh một số nội dung của chương trình, sách giáo khoa theo hướng phù hợp với các điều kiện dạy học, đảm bảo mục tiêu giáo dục.

- Biên soạn các tài liệu hướng dẫn dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình cho giáo dục trung học; xác định rõ ở từng bài các nội dung cần dạy và học cho mỗi loại đối tượng: học sinh khá giỏi, học sinh trung bình, học sinh kém, học sinh các vùng dân tộc, vùng khó khăn.

- Xây dựng thư viện câu hỏi, bài tập trên mạng: Nhằm cung cấp hệ thống các câu hỏi, bài tập có chất lượng để các giáo viên tham khảo trong việc ra các loại đề kiểm tra nhằm đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình; học sinh tham khảo tự kiểm tra, đánh giá và các đối tượng khác tham khảo. Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai xây dựng thư viện câu hỏi và bài tập trên mạng.

c. Bên cạnh các biện pháp điều chỉnh, hướng dẫn như trên, thực hiện kết luận của Bộ Chính trị tại thông báo số 242-TB/TW ngày 15/4/2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đang triển khai nghiên cứu, xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới, thực hiện sau 2015, trong đó có tham khảo của các nước tiên tiến như Phần Lan.

Chương trình giáo dục phổ thông mới dự kiến sẽ được xây dựng theo hướng đẩy mạnh giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục đạo đức, kĩ năng sống, giáo dục pháp luật và giáo dục hướng nghiệp, tích hợp ở những lớp dưới, phân hóa mạnh ở những lớp trên, tạo ra nhiều sự lựa chọn về nội dung học tập cho học sinh, biến quá trình dạy học thành quá trình tự học của học sinh có hướng dẫn và hỗ trợ tối ưu của giáo viên; chú trọng giáo dục quốc phòng an ninh, tăng cường các hoạt động xã hội của học sinh để bảo tồn các truyền thống văn hóa xã hội, nhằm xây dựng nền học vấn phổ thông cơ bản, vững chắc và phát triển năng lực cá nhân của người học, phù hợp với điều kiện học tập của học sinh mỗi vùng miền, đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện đại.

Bộ GD&ĐT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg

NATO thừa nhận một sự thật phũ phàng

GD&TĐ - Tổng thư ký tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Stoltenberg mới đây nói rằng, các nước của khối cần thừa nhận họ không hỗ trợ Kiev như đã hứa.
Joshua Zirkzee đang nằm trong kế hoạch mua sắm của Arsenal.

Arsenal nhắm tiền đạo của Bayern Munich

GD&TĐ - Theo Mirror, Arsenal muốn mời tiền đạo ngôi sao của Bologna - Joshua Zirkzee một bản hợp đồng đến năm 2029, với mức lương hàng năm là 5 triệu Bảng.