Giải pháp nào sẽ giúp giáo dục đặc biệt đi qua mùa COVID? 

GD&TĐ - Trước sự bùng phát của đại dịch, ngành giáo dục đã nhanh chóng biến “nguy” thành “cơ” bằng cách chuyển sang đào tạo trực tuyến.

Giải pháp nào sẽ giúp giáo dục đặc biệt đi qua mùa COVID? 

Nhưng việc chăm sóc trẻ đặc biệt vẫn vướng nhiều rào cản mà các lớp học online không giải quyết được. App A365 mở ra cánh cửa mới, linh hoạt, tiết kiệm và tiện dụng giúp cha mẹ và trẻ không bị bỏ lại phía sau. 

Ảnh hưởng của COVID-19 tới giáo dục và giáo dục đặc biệt 

4 làn sóng COVID-19 ập tới Việt Nam trong 2 năm gần đây đã khiến giáo viên, học sinh và phụ huynh cả nước phải đối mặt với nhiều xáo trộn. Trường học đóng cửa dài ngày như một cú hích buộc thầy và trò phải cấp tốc làm quen và thích nghi với hình thức đào tạo trực tuyến, cùng lúc làm việc trên nhiều nền tảng, công cụ và phương pháp mới.

Tuy nhiên, giải pháp học online không thể hiện được ưu thế đối với các thầy cô giáo, cha mẹ và trẻ có rối loạn phát triển. Các em vốn khó tập trung, khó ghi nhớ nên cần sự hỗ trợ thường xuyên từ chuyên gia tại trung tâm. Các thầy cô không thể áp dụng can thiệp từ xa, bố mẹ chưa có kỹ năng tương tác và chăm dạy đúng cách. Những ngày tháng nỗ lực của trẻ bỗng chốc rơi vào tình trạng “đóng băng”. 

Những khó khăn khi chăm sóc trẻ đặc biệt trong giai đoạn giãn cách xã hội

Anh M. (Hà Đông) có con trai 6 tuổi mắc chứng tăng động, thường trèo lên nóc tủ rồi nhảy xuống khiến vợ chồng anh luôn cảm thấy bất an, mệt mỏi. Bé Bi 4 tuổi, con gái chị H. (Hà Nội) đã tiến bộ sau vài tháng học ở trung tâm nhưng đang dần “về mo” do nghỉ dịch. Chị H. nghỉ làm chăm con mà không thôi lo lắng, thất vọng, buồn bực. Những trường hợp như anh M., chị H. không ít vì họ không đủ kỹ năng, chưa kịp trang bị kiến thức và tâm lý để đối mặt với những thất thường ngày một gia tăng ở con. 

Giải pháp nào sẽ giúp giáo dục đặc biệt đi qua mùa COVID?  ảnh 1

Một số gia đình sẵn sàng mời chuyên gia đến nhà can thiệp với chi phí không hề nhỏ. Anh T. (Hà Nội) cho biết, mức chi mỗi tháng cho cậu bé 9 tuổi nhà anh ngang ngửa với học phí tại trường quốc tế, và anh không chắc có thể duy trì việc này trong bao lâu.

Trong khi đó, theo Ths Nguyễn Thị Mai Hương, Khoa Tâm bệnh, BV Nhi TW, trẻ phải ở nhà dài ngày rất dễ bị căng thẳng. Nếp sinh hoạt đảo lộn, bài học quen thuộc không còn và sự lo âu trên gương mặt cha mẹ khiến cho trẻ bối rối, khó kiểm soát được hành vi và cảm xúc.

Thầy cô và cha mẹ đều phải cố gắng trong chính sự bất ổn của mình để giúp trẻ tiếp tục được dạy dỗ và chăm sóc phù hợp dù rất ít hiệu quả.

Ứng dụng A365 - Giải pháp công nghệ hỗ trợ giáo dục đặc biệt

Theo các chuyên gia giáo dục, trong giai đoạn chăm sóc trẻ đặc biệt tại nhà, cha mẹ cần bình tĩnh, phân bổ thời gian hợp lý, giúp con duy trì các thói quen tốt và giữ tâm lý ổn định. Trên các diễn đàn, một số cha mẹ đã giới thiệu App A365 - một trong các giải pháp công nghệ mới, được ưa chuộng nhờ tính tiện dụng, tiết kiệm và hiệu quả. 

Chị P.N.L. (Hà Nội) có con tự kỷ, đã dùng app 6 tháng, giới thiệu: mở điện thoại là có ngay các thông tin phong phú, khoa học và đáng tin cậy để hỗ trợ con bất kỳ lúc nào. App được cung cấp miễn phí từ App Store (IOS) và Google Play (Android) nên eo hẹp về kinh tế hay sống ở khu vực ít thông tin đều không còn là trở ngại. 

Cô Trịnh Thị Quỳnh Liên, giáo viên có năm năm trong mảng giáo dục đặc biệt, đã chia sẻ: App dễ sử dụng hơn bản trên website, hình ảnh màu sắc đẹp, bố cục rõ ràng, nội dung hợp lí và dễ thao tác. Theo cô Liên, với App A365, cha mẹ có con tự kỉ không hề đơn độc vì luôn được chia sẻ và giúp đỡ. Ngoài ra, các cha mẹ khác cũng có thể sử dụng app để biết cách chơi và học cùng con. 

Cô Đỗ Minh Thùy Liên, Cán bộ Tâm lý, bệnh viện Nhi Trung ương, Thạc sĩ Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên đánh giá App A365 là bước đột phá trong ứng dụng công nghệ giúp tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ giáo dục chất lượng, đảm bảo mọi trẻ em đều được theo dõi phát triển đầy đủ và chăm sóc đúng cách dù phải chung sống lâu dài với đại dịch như COVID-19.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.