Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học, ôn thi THPTQG môn Lịch sử

GD&TĐ - Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng việc tổ chức hoạt động dạy và học, chất lượng dạy học môn Lịch sử THPT hiện nay, Sở GD&ĐT Bến Tre đã đưa ra những định hướng để cán bộ quản lý, giáo viên bộ môn Lịch sử nghiên cứu triển khai phù hợp với theo điều kiện của nhà trương trong thời gian tới nhằm nâng cao chất lượng dạy học, ôn thi THPTQG môn Lịch sử.

Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học, ôn thi THPTQG môn Lịch sử

Xây dựng chương trình môn học

Tổ/nhóm chuyên môn tiếp tục nghiên cứu chương trình để thực hiện tốt việc rà soát, tinh giản nội dung dạy học phù hợp chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ của chương trình môn học, nhưng phải có sự linh hoạt và sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động dạy học bộ môn.

Chú trọng việc dạy học theo chủ đề; dạy học theo định hướng phát triển năng lực; gắn kiến thức với thực tiễn; chú trọng lồng ghép các nội dung giáo dục đạo đức, giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống, hiểu biết xã hội và thực hành pháp luật,....

Đổi mới hoạt động tổ chuyên môn

Tổ chức sinh hoạt chuyên môn qua nghiên cứu bài học; tổ chuyên môn cùng nghiên cứu xây dựng các chủ đề dạy học, tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo đối với bộ môn, đặc biệt là chương trình Lịch sử địa phương (mỗi giáo viên tiến hành ít nhất 1 lần của một trong các hoạt động trên/học kỳ).

Khai thác hiệu quả trang “Trường học kết nối” để tiến hành các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn trong năm học theo hướng dẫn và định hướng bồi dưỡng giáo viên trong đổi mới chương trình, sách giáo khoa sắp tới.

Tổ trưởng chuyên môn cần tăng cường tổ chức, gợi ý các nội dung cần trao đổi trong sinh hoạt tổ/nhóm; đẩy mạnh sinh hoạt chuyên môn liên trường nhằm tạo điều kiện cho giáo viên trao đổi kinh nghiệm trong giảng dạy.

Đổi mới phương pháp, hình thức dạy học

Đẩy mạnh việc vận dụng các phương pháp, hình thức dạy học tích cực; tổ chức các hoạt động trải nghiệm môn học; tăng cường hướng dẫn học sinh tự học.

Quan tâm phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi. Tích hợp, lồng ghép những nội dung về lịch sử, địa lý, chính trị, xã hội của đất nước, địa phương bằng nhiều hình thức, phù hợp với điều kiện của nhà trường. Thực hiện dạy học tốt chương trình Lịch sử địa phương.

Đổi mới kiểm tra, đánh giá

Thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra, đánh giá đúng quy chế, đảm bảo thực chất, công bằng, đúng năng lực học sinh. Kết hợp đánh giá thường xuyên - đánh giá quá trình học tập; đánh giá bằng cho điểm và nhận xét. Chú ý hướng dẫn học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau.

Xâỵ dựng các đề kiểm tra định kỳ theo ma trận. Quan tâm kết hợp hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận. Nâng cao yêu cầu vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tăng cường ra các câu hỏi mở để học sinh được bày tỏ chính kiến của mình về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội có liên quan.

Khi đánh giá bài kiểm tra viết, giáo viên phải thực hiện tốt phần nhận xét trên bài làm của học sinh.

Tổ chuyên môn cần tiếp tục xây dựng “Nguồn học liệu mở” gồm: ngân hàng đề kiểm tra, đề thi, kế hoạch bài dạy, ... đăng tải trên website của đơn vị để làm tư liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh trong qúa trình giảng dạy và học tập.

Tổ chức ôn tập thi THPT quốc gia

Trong việc tổ chức ôn tập cần lưu ý: Thực hiện nội dung ôn tập theo chương trình THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12.

Tổ chức nghiên cứu bộ đề thi tham khảo do Bộ GD&ĐT công bố để hướng dẫn học sinh làm quen với định dạng của các đề thi trong quá trình dạy học và ôn tập phục vụ cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2019.

Kết hợp hướng dẫn học sinh tự học, tự ôn tập với ôn tập theo nhóm, theo lớp nhằm đảm bảo kiến thức cho học sinh; đối với học sinh yếu kém, cần giúp học sinh hệ thống hoá kiến thức nhằm giúp các em nắm được nội dung cốt lõi nhất của bài học.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ