Giải pháp đồng bộ để sinh viên tốt nghiệp đáp ứng yêu cầu thị trường

Về vấn đề này, Bộ GD&ĐT cho biết: Trong những năm qua, các cơ sở giáo dục đại học thực hiện đổi mới chương trình đào tạo, trong đó chú trọng việc hình thành kỹ năng khởi nghiệp/tự tạo việc làm, kỹ năng mềm, ngoại ngữ, tin học cho sinh viên. Tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm lao động trình độ đại học trở lên có xu hướng giảm: Từ 4,12% người thất nghiệp vào quý IV năm 2017 xuống còn 2,57% người thất nghiệp vào quý IV năm 2018.

Để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, giúp sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường có việc làm, đáp ứng yêu cầu của thị trường và đơn vị sử dụng lao động, Bộ GD&ĐT đã và đang tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp sau:

Chỉ đạo cơ sở đào tạo tiếp tục đổi mới chương trình đào tạo, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý đào tạo; tập trung cải thiện điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo như nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, thư viện phục vụ đào tạo; đẩy mạnh giao quyền tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình cho cơ sở đào tạo.

Hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành các văn bản hướng dẫn Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, trong đó rà soát, xây dựng bổ sung cơ chế, chính sách khuyến khích liên kết giữa cơ sở giáo dục đại học với doanh nghiệp với mục tiêu hỗ trợ điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục để cơ sở giáo dục đại học có thể bứt phá phát triển.

Yêu cầu cơ sở giáo dục đại học phải khảo sát tình hình việc làm của sinh viên sau 12 tháng tốt nghiệp, lấy đó là một trong những căn cứ để quyết định chỉ tiêu tuyển sinh của ngành đào tạo hằng năm. Đồng thời, cơ sở giáo dục đại học thực hiện công tác tư vấn hướng nghiệp cho sinh viên; tăng cường hợp tác với đơn vị sử dụng lao động trong và ngoài nước với mục tiêu thu hẹp khoảng cách giữa việc đào tạo của nhà trường và thực tế, tạo cơ hội cho sinh viên được tiếp xúc với công việc thực tế sớm, tham gia nghiên cứu khoa học, tìm kiếm cơ hội việc làm. Các đơn vị sử dụng lao động tham gia tích cực vào quá trình đào tạo, từ biên soạn, thẩm định chương trình đến đánh giá sinh viên trước khi tốt nghiệp. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Thị uy chiến thắng

GD&TĐ - Cuộc thị uy chiến thắng của Nga diễn ra trong bối cảnh quân đội Ukraine đang phải hứng chịu những bước lùi trên chiến trường.
Minh họa/INT

Câu trả lời rõ ràng

GD&TĐ - Mới đây, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, sẽ thay thế tuyến buýt nhanh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa bằng tuyến đường sắt đô thị...
Rút ngắn kỳ nghỉ hè có thể cải thiện năng suất học tập của học sinh.

Đề xuất rút ngắn kỳ nghỉ hè tại Anh

GD&TĐ - Quỹ từ thiện Nuffield, Anh, đề xuất nước này nên rút ngắn kỳ nghỉ hè từ 6 tuần xuống 4 tuần còn thời gian nghỉ giữa các học kỳ kéo dài 1 - 2 tuần.
Đồng bào các dân tộc xem triển lãm ảnh Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Tháng 5 'Theo dấu chân Người'

GD&TĐ - Tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội) trong tháng 5/2024 sẽ diễn ra các hoạt động với chủ đề 'Theo dấu chân Người'.