Giải pháp đơn giản mà hiệu quả cho người bị viêm đại tràng

GD&TĐ - Viêm đại tràng là một bệnh tiêu hóa thường gặp bởi vậy thực phẩm và đồ uống sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh. Tuy vậy, người bệnh không nên ăn ống kiêng khem quá mức mà cần lựa chọn thức ăn phù hợp, đảm bảo dinh dưỡng.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Viêm đại tràng sau nhiều lần tái phát, bệnh sẽ chuyển sang viêm đại tràng mạn tính. Ngoài ra, viêm đại tràng còn có thể do yếu tố tâm lý thần kinh như xúc động, lo lắng, stress... làm ảnh hưởng tới sự điều tiết của hệ thống thần kinh thực vật, gây tăng tiết các chất làm loét ruột.

Bệnh viêm đại tràng mạn tính có biểu hiện: rối loạn tiêu hóa, trướng bụng, đau bụng, phân rối loạn (khi lỏng, khi nát, khi táo), không thoải mái sau khi đại tiện và có cảm giác mót đi nữa..

Ăn thực phẩm giàu chất đạm

Chất đạm giúp cung cấp năng lượng, tăng cường sự chuyển hóa các chất trong cơ thể và hỗ trợ hệ tiêu hóa giúp người bệnh ăn ngon miệng hơn. Do vậy người bệnh viêm đại tràng nên ăn các thực phẩm giàu chất đạm như thịt nạc, cá , trứng, sữa đậu nành và sữa không đường. Khi ăn thịt nên dùng thịt xay để chế biến thức ăn để dễ tiêu hóa giúp giảm gánh nặng cho đại tràng.

Ăn thực phẩm giàu chất xơ

Các loại rau đậu, đỗ, súp lơ xanh, rau chân vịt, bơ, lê, yến mạch.. là những thực phẩm giúp nhuận tràng người bệnh viêm đại tràng nên ăn thường xuyên để loại bỏ triệu chứng táo bón của bệnh.

Lưu ý:

Người bệnh viêm đại tràng cần theo dõi chế độ ăn chặt chẽ theo tư vấn của bác sĩ. Nếu phát hiện có những món ăn không hợp trong thực đơn, cần lập tức dừng việc hấp thụ món ăn đó để tránh các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng. Dưới đây là những loại đồ ăn mà người bệnh viêm đại tràng kiêng ăn theo gợi ý của chuyên gia dinh dưỡng:

• Không ăn các loại chất xơ không hòa tan như cellulose có thể khiến thành ruột bị cọ xát, gây đầy bụng chướng hơi. Các loại thực phẩm có chứa cellulose bao gồm: đậu, bông cải xanh, hành củ, nấm, ngô…

• Không dùng đồ uống có cồn và chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, đồ uống có ga, nước tăng lực.. Không dùng chất gây nghiện như thuốc lá, thuốc phiện…sẽ khiến các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng trở nên khó kiểm soát.

• Người bệnh viêm đại tràng kiêng ăn đồ ăn có tính cay như tiêu, ớt, đồ chua (dưa muối, cà muối…), thức ăn bị nhiễm khuẩn và ôi thiu.

• Giảm hàm lượng chất béo, đồ chiên rán và các thực phẩm có lượng lactose cao như mật ong, sữa, đồ ngọt để hạn chế tình trạng đầy hơi, táo bón…

• Hạn chế các loại gia vị, nước sốt nhiều mỡ, đặc biệt người bị viêm đại tràng cần đề phòng với các loại gia vị trong đồ ăn liền như mì gói, cháo gói…

• Không nên ăn các thực phẩm như: trứng, sữa, nem rán, thịt mỡ, đậu đen, hành sống, rượu, bia, cà phê, nước ngọt có ga vì các loại thực phẩm này gây đầy hơi, trướng bụng.

• Cũng không nên ăn các thực phẩm có nhiều lactose như sữa, nhiều đường như quả ngọt, mật ong, nhiều sorbitol (có trong bánh kẹo ngọt) vì bệnh nhân có biểu hiện kém hấp thu các loại đường này, do đó ăn vào sẽ gây trướng bụng, đầy hơi và tiêu chảy. Tránh các thức ăn cứng như rau sống, bắp luộc ảnh hưởng đến vết loét.

Thay đổi chế độ dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng trong việc điều trị căn bệnh viêm đại tràng.

Cần một chế độ ăn đầy đủ các thành phần dinh dưỡng: Chất đạm (protein): 1g/kg/1ngày. Năng lượng: 30-35 kcal/kg mỗi ngày tuỳ theo từng bệnh nhân; Chất béo: ăn hạn chế, không quá 15 g/ngày; Đủ nước, muối khoáng và các vitamin.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ