Giải pháp ba bên về vấn đề Syria: Vẫn còn bỏ ngỏ

GD&TĐ - Các nhà lãnh đạo Vladimir Putin (Nga), Recep Tayyip Erdogan (Thổ Nhĩ Kỳ) và Hassan Rouhani (Iran), đại diện cho 3 lực lượng nước ngoài lớn đang hoạt động tại Syria, không kể Mỹ, đang gặp gỡ ở Ankara để thảo luận về Syria.  

Giải pháp ba bên về vấn đề Syria:  Vẫn còn bỏ ngỏ

Vấn đề ở chỗ, 3 nước Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran gặp nhau nhưng lại không có sự có mặt của một nhân tố cực kỳ quan trọng, đó là Syria.

Người ta có thể tranh luận rằng chế độ ở Damascus sẽ thực hiện những gì mà Tehran hay Moscow đưa ra. Tuy nhiên, viễn cảnh Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran sẽ đồng ý với một hiện trạng mới ở Syria theo cách nào có vẻ như vẫn còn xa xôi. Vẫn còn đó những vấn đề của cuộc chiến chưa được giải quyết thỏa đáng.

Khía cạnh được chấp nhận của giải pháp ba bên này là Iran và Nga bằng lòng với việc Damascus có toàn quyền tiếp cận bờ biển và một kênh rõ ràng tới thủ đô Baghdad của Iraq.

Qua đó, Tehran có thể gây ảnh hưởng tới Israel và thống trị khu vực, còn Moscow thì có thể duy trì một căn cứ không quân ở khu vực Địa Trung Hải.

Thổ Nhĩ Kỳ cũng sẽ hài lòng vì những người ủy thác của họ kiểm soát khu vực phía Tây sông Euphrates, dọc theo Idlib và cung cấp không gian cho các chiến binh Sunni để tạo ra các cộng đồng của họ, nơi mà hàng triệu người Syria đang tị nạn ở Thổ Nhĩ Kỳ có thể quay lại.

Một thứ “phụ lục không lời” có thể ngầm đọc được, đó là nước Mỹ sẽ vẫn duy trì hỏa lực và ảnh hưởng ở phía Đông Bắc khu vực này để tồn tại một vùng đất “lọt khe” Syria – Kurdish trong những năm tới.

Những vấn đề đặt ra

Tuy nhiên, những sai lầm của giải pháp này đang dần hiện ra. Ankara đã để mắt đến Manbij, một thành phố thuộc tỉnh Aleppo, Syria, cách

Euphrates chỉ 30km về phía Tây. Thành phố này đang nằm dưới quyền kiểm soát của người Kurd Syria, dưới sự hậu thuẫn của Mỹ. Một khu vực đông dân nhất ở Tây Bắc Syria cũng được Thổ Nhĩ Kỳ quan tâm. Đó là Idlib, nơi những người nổi loạn Sunni từ Gouta, Aleppo và những nơi khác chạy về. Nơi này cũng chịu ảnh hưởng khá mạnh từ Thổ Nhĩ Kỳ.

Đó mới chỉ là vấn đề ngắn hạn. Về lâu dài, sẽ còn nhiều vấn đề khó giải quyết hơn nhiều. Về cơ bản, nhiều nhà phân tích cho rằng, giải pháp ba bên này không giải quyết được các vấn đề về nhân khẩu học và tôn giáo cơ bản, vốn là những nguyên nhân đầu tiên của cuộc chiến.

Người Hồi giáo Sunni Syria đã nổi lên chống chế độ Shia chủ yếu vào năm 2012. Họ vẫn chưa có đại diện chính thức, cũng không có được một miền đất chủ quyền, mà bị dồn vào một góc nhỏ phía Tây Bắc, bên ngoài biên giới của Syria với Thổ Nhĩ Kỳ và Jordan, cùng một số lượng đáng kể ở Lebanon.

Việc giữ những con người bị tước đoạt, bị bao vây và có nguồn lực rất hạn chế này trong ảnh hưởng của đồng rúp, dồn họ vào những túp lều và vùng đất nông thôn của Idlib sẽ không làm giảm bớt ảnh hưởng của những kẻ cực đoan trong số những người Sunni Syria, thậm chí còn có thể gây tác động ngược lại.

Người ta có thể hình dung ra hai kịch bản khá rõ nét trong những tháng sắp tới: Nga và chế độ Syria hiện nay sẽ đánh bom Idlib và hàng ngàn thường dân nơi này và phiến quân Hồi giáo Sunni trú ẩn tại đây sẽ phản ứng dữ dội. Cuộc chiến sẽ lại diễn ra như chưa bao giờ ngừng lại.

Kịch bản thứ hai có thể là: Sau khi IS thất bại ở Syria, người Kurd kiểm soát phần lớn ở phía Đông Bắc nước này. Trước thời IS, mọi thứ ở bờ đông sông Euphrates không phải thuộc về người Kurd, hiện nay cũng không hoàn toàn là của người Kurd, nhưng các lực lượng dân chủ Syria đang làm chủ vững chắc ở nơi này.

Nếu người Mỹ ra đi, như lời Tổng thống Mỹ Donald Trump, thì người Kurd ở miền Nam Syria sẽ phải hoặc chấp nhận một thỏa thuận chung với chế độ Syria hiện nay, hoặc tiếp tục đơn thương độc mã chống lại cả Thổ Nhĩ Kỳ lẫn các lực lượng của nhà cầm quyền Syria.

Ba lực lượng, ba kế hoạch

Như vậy, chế độ do Iran và người Nga chống lưng đã củng cố phần lãnh thổ mà họ mong muốn, nhưng phần lớn dân số của đất nước này là người Sunni sẽ không giải quyết được vấn đề họ sẽ sống ở đâu, dưới sự lãnh đạo của ai.

Cuối cùng, các lực lượng chính ở Syria, trong đó có Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ quân nổi dậy, Mỹ đứng sau người Kurd, còn chính quyền thì do Iran và Nga chống lưng, đều có những người ủng hộ với lịch biểu hoàn toàn trái ngược.

Thổ Nhĩ Kỳ muốn đánh bại người Kurd. Chính quyền muốn đánh bại quân nổi dậy mà Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ và gạt Mỹ ra ngoài. Trong khi đó, Mỹ muốn đánh bại tham vọng của Iran và chế độ trong khu vực, đồng thời muốn kiểm soát người Nga.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ