Giải Nobel Hóa học 2020 vinh danh hai nhà khoa học nữ, mở ra cơ hội chữa bệnh di truyền

GD&TĐ - Các nhà khoa học Emmanuelle Charpentier và Jennifer Doudna đã giành giải Nobel Hóa học năm 2020 cho việc phát triển một phương pháp chỉnh sửa bộ gene – cơ quan trao giải cho biết hôm nay (7/10).

Các nhà khoa học Emmanuelle Charpentier (trái) và Jennifer Doudna.
Các nhà khoa học Emmanuelle Charpentier (trái) và Jennifer Doudna.

“Emmanuelle Charpentier và Jennifer A Doudna đã phát hiện ra một trong những công cụ sắc bén nhất của công nghệ gene: Chiếc kéo di truyền CRISPR/Cas9” - Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển cho biết trong một tuyên bố về giải thưởng 1,1 triệu USD.

“Công nghệ này có một tác động mang tính cách mạng đối với khoa học đời sống, góp phần vào các biện pháp điều trị ung thư mới và có thể biến giấc mơ chữa khỏi các bệnh di truyền thành hiện thực”.

“Khả năng cắt DNA ở nơi bạn muốn đã cách mạng hóa ngành khoa học sự sống” – Thành viên Pernilla Wittung Stafshede của Viện Khoa học nói với các phóng viên.

Bà Charpentier (người Pháp) và bà Doudna (người Mỹ) trở thành phụ nữ thứ 6 và thứ 7 giành giải Nobel Hóa học, cùng với bà Marie Curie - người đoạt giải thưởng này năm 1911 và gần đây nhất là bà Frances Arnoild năm 2018.

Để phù hợp với truyền thống, Hóa học là giải thưởng thứ 3 được công bố hàng năm sau giải y học và vật lý trao vào tuần này.

Các giải thưởng trao cho những thành tựu trong lĩnh vực khoa học, văn hóa và hòa bình do nhà phát minh thuốc nổ và doanh nhân người Thụy Điển Alfred Nobel tạo ra và tài trợ. Những giải thưởng này được trao từ năm 1901.

Theo CNA

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Quy về thang điểm chung

GD&TĐ - Việc quy về một thang điểm chung là hoàn toàn khả thi; nếu khó cũng nên làm vì lợi ích chung của cả hệ thống...

Những ký ức trong tim

Những ký ức trong tim

GD&TĐ - Những năm tháng học trò là quãng thời gian đáng nhớ nhất, là lúc ta được trải nghiệm những giây phút vui buồn, với bao nhiêu khoảnh khắc không thể phai nhạt.