Giải mã hiện tượng trăng máu

Nhắc đến hiện tượng “Mặt trăng máu” đã có không ít đồn đoán cho rằng đây là điềm báo tâm linh về ngày tận thế.

Trên thế giới có không ít đồn đoán đáng sợ về hiện tượng "Mặt trăng máu" (Ảnh: Tri thức trẻ)
Trên thế giới có không ít đồn đoán đáng sợ về hiện tượng "Mặt trăng máu" (Ảnh: Tri thức trẻ)
Điềm báo thảm họa?
Vào ngày 8/10 tới, ở Việt Nam và một số nơi khác trên thế giới có thể quan sát được hiện tượng nguyệt thực toàn phần (còn gọi là "Mặt trăng máu” với hình ảnh mặt trăng có màu đỏ như máu).
Tuy nhiên, nhắc đến hiện tượng “Mặt trăng máu” đã có không ít đồn đoán cho rằng đây là điềm báo tâm linh về ngày tận thế, hay thảm họa ảnh hưởng đến sức khỏe con người cũng như vật nuôi, cây trồng.
Những tin đồn có lẽ bắt đầu từ các tôn giáo. Trong Kinh "Cựu ước” có nhắc đến một câu: "Trước Ngày Tận thế là Mặt trăng đỏ máu…”.
Đối với một số người theo Thiên chúa giáo, họ cho rằng đó là sự trừng phạt của Chúa, là cách người thể hiện sự phẫn nộ đối với loài người. Thường thì hình ảnh nguyệt thực được gắn liền với hình ảnh cái chết của Chúa trên cây thánh giá. Ngoài ra, nó còn liên quan đến Ngày phán xét và sự tận diệt của Trái đất.

Theo báo Đại đoàn kết, gần đây, Mark Biltz - một nhà nghiên cứu Kinh Thánh cho rằng, từ năm đầu tiên của công nguyên cho tới nay chỉ có 87 lần "Bộ tứ” xảy ra, trong đó có 7 lần hiện tượng này trùng đúng vào 2 ngày lễ quan trọng của người Do Thái: lễ Lều Tạm và lễ Vượt Qua. 

Đáng kể hơn, tất cả thời điểm diễn ra bốn mùa trăng máu đều trùng với một biến cố lớn của dân tộc Do Thái như Cuộc chiến Sáu ngày 1967, việc trục xuất người Do Thái khỏi Tây Ban Nha năm 1492... Bởi vậy mà ông cho rằng, liệu "Bộ tứ” lần này xảy ra tiếp tục thì nó có gây ra sự kiện nào không? 

Điều này khiến ông nhớ lại một truyền thuyết được nhiều người theo Thiên chúa giáo tin. Họ cho rằng, Mặt trăng máu chính là sự trừng phạt của Chúa - đó là cách Người thể hiện sự phẫn nộ đối với loài người.

Chỉ là đồn đoán
Tuy nhiên, đó những lời đồn đoán có tính chất tâm linh, những suy diễn nặng màu sắc siêu thực.
Theo lý giải của thiên văn học, hiện tượng "Mặt trăng máu” chỉ đơn thuần là nguyệt thực toàn phần và rõ ràng, lịch sử ghi nhận không có biến cố nào xảy ra khi Mặt trăng chuyển sang màu đỏ.

Theo thông báo của tổ chức NASA (Mỹ), 2 lần nguyệt thực toàn phần đã diễn ra vào ngày 15/4 và sắp diễn ra vào ngày 8/10 tới, trong năm 2014 này nằm trong chu kỳ được gọi tên là tứ kỳ nguyệt thực (4 lần nguyệt thực liên tiếp xuất hiện trong vòng 2 năm). 

Hai lần tiếp theo trong năm 2015 được dự đoán xuất hiện vào ngày 4/4 và 28/9. Trong lịch sử gần đây nhất, một bộ tứ nguyệt thực như thế này cũng đã xảy ra vào năm 2003-2004.

Mặt trăng đỏ như máu – Nguyệt thực toàn phần quan sát được tại Mỹ vào ngày 15-4-2014
Mặt trăng đỏ như máu – Nguyệt thực toàn phần quan sát được tại Mỹ vào ngày 15/4/2014
Ở Việt Nam có thể quan sát được
Trả lời Vietnam Plus, anh Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam (VACA) cho biết, hiện tượng nguyệt thực toàn phần (gần đây được gọi là “Mặt Trăng máu”) diễn ra vào 8/10 tới sẽ bắt đầu pha nửa tối vào 15 giờ 15 phút, pha một phần vào lúc 16h 15 phút và đạt cực đại vào 17h 54 phút.
Sau đó, hiện tượng sẽ kết thúc pha toàn phần, một phần và nửa tối tương ứng vào 18h 24 phút, 19h 24 phút và 20h 34 phút (giờ Việt Nam).
Tại Việt Nam, giờ Mặt Trăng mọc trong ngày này vào khoảng 17h 25 phút nên người yêu thiên văn không thể theo dõi hiện tượng trước đó cũng như thời điểm trăng mới mọc. Bởi vậy, thời điểm quan sát lý tưởng nhất vào khoảng từ 17 giờ 45 phút cho tới khi kết thúc hiện tượng.
Các chuyên gia cũng đưa ra khuyến cáo người quan sát cần chọn vị trí thoáng đãng nhìn về chân trời phía Đông. Người xem cũng quan sát bằng mắt thường, song sẽ thú vị hơn khi có thêm dụng cụ hỗ trợ là ống nhòm, kính thiên văn...
Theo giaothongvantai

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.