1. Không tạo ra sự tự ti cho các con
Người mẹ Do Thái không bao giờ nói - “con tệ lắm”, họ sẽ nói “làm sao mà một cậu bé tốt như con mà lại có thể làm một điều ngu ngốc như thế?”
“Con tôi không có và không thể có khiếm khuyết” - thái độ của các bà mẹ Do Thái là như thế. Có lẽ họ nhìn thấy khuyết điểm ở chúng, nhưng ngoài họ ra thì không ai nhận biết được điều đó.
2. Tự do một cách hợp lý
Việc giáo dục của người Do Thái hiện đại là kết hợp hai điều tưởng như là mâu thuẫn với nhau: tự do của đứa trẻ và sự đòi hỏi có tính khắc nghiệt. Một sự ẩn dụ khá chính xác mô tả phong cách này: căn phòng giản dị, tự do với những bức tường kiên cố.
Trong gia đình người Do Thái thì trẻ em không bị cha mẹ quản thúc. Nếu nó nghịch hỏng đồ dùng riêng của cha mẹ thì không phải phải là lý do để xét nét và trách móc con. Đối với các phụ huynh thì sự tự do của trẻ không phải là sự “giáo dục” đặc biệt, không phài là bầu không khí mà nó cảm thấy khó thở. Sự giáo dục nghiêm khắc được bắt đầu khi mà đứa con vượt qua những ngưỡng không thể chấp nhận. Trong gia đình Do Thái hiểu rằng có thể lấy nước hoa của mẹ dùng cho những con mèo cưng nhưng đánh nó thì không được.
3. Khen ngợi trẻ vì bất cứ lý do gì
Người mẹ luôn khen ngợi con mình. Lời khen này được bắt đầu ngay từ khi nó mới được sinh ra. Người mẹ Do Thái hân hoan với những thành tích dù là nhỏ nhất của đứa con nhỏ, ngay cả khi nó sẽ chỉ là một phong cách mới hoặc là blog với hình ảnh vụng về đầu tiên. Tất cả bạn bè và người quen nhất thiết phải được biết về điều này, và điều quan trọng là đứa trẻ phải thấy nó được khen trước mặt tất cả mọi người. Nếu thành tích của đứa con là nghiêm túc và có ảnh hưởng lớn hơn thì không thể thiếu những tràng vỗ tay dài và những lời khen ngợi từ cả gia đình.
Nếu chúng ta có thói quen nhận xét tất cả những biểu hiện tốt ở những đứa trẻ, kể cả “những điều lặt vặt” và khuyến khích chúng trong mỗi trường hợp cụ thể thì điều đó có thể sẽ làm thay đổi tận gốc hành vi của chúng. Để củng cố sự cố gắng của chúng đối với việc tốt hãy cho phép chúng bằng cách nào đó “nghe lỏm” khi chúng ta kể về những thành công của chúng cho bạn bè của mình.
4. Có trách nhiệm cao với hành vi của mình
Người Do Thái tin rằng ngay cả những lời vô nghĩa nhất được nói ra một cách vội vàng và hành động nhỏ nhặt nhất của cha mẹ trong mắt các con đều có thể có tác dụng lâu dài. Vì thế mà bằng tấm gương sáng và hành vi rất có trách nhiệm của mình trong cả lời nói và việc làm đều được phụ huynh Do Thái thực hiện vì các con của mình.
5. Tạo lập tình yêu và sự tôn trọng trong gia đình
Truyền thống Do Thái cho thấy rõ rằng người chồng và người vợ - cha và mẹ đặt nền tảng cho bất cứ gia đình nào. Vì vậy ngay từ khi còn nhỏ trẻ em được dạy rằng sự quan tâm của mẹ đối với cha và của cha đối với mẹ được đặt ở hàng đầu. Nếu đứa trẻ nhận thức rằng cha mẹ chúng sống trước hết là vì nhau thì sẽ tin rằng mối quan tâm lẫn nhau của họ được thấm nhuần bằng sự tôn trọng, tình yêu và sự chăm sóc, nó sẽ cảm thấy mình được bảo vệ. Ngoài ra, hành vi tương tự của cha mẹ là tấm gương tuyệt vời để chúng noi theo. Chính chúng sẽ cố gắng tạo ra mối quan hệ như vậy trong gia đình riêng của mình khi chúng lớn lên.
6. Học cách làm cha mẹ
Việc học làm cha mẹ được bắt đầu ngay từ khi trẻ được sinh ra. Cô bé khi bước vào hôn nhân đã sẵn sàng trở thành một người mẹ, người ta không dạy cô “sống vì mình”, sự nghiệp chính của cô là ngôi nhà và gia đình. Nếu ban đầu việc làm mẹ và làm cha được xem như một gánh nặng, một sự bó buộc thì sau đó việc nuôi dưỡng một đứa con tốt sẽ rất khó khăn. Phải biết được sức mạnh của mình hướng vào đâu, có từ đâu và sẽ có kết quả thế nào.
7. Dạy trẻ phân bố thời gian hợp lý
Trẻ em Do Thái không biết đến sự lười biếng và những sự ba hoa tán dóc: học chơi violon, tiếng Anh, toán học cùng lúc và với số lượng lớn. Ngay từ thuở nhỏ trẻ em đã quen với một thực tế là thường xuyên bận rộn với công việc và điều này là bình thường.