Mảnh giấy có hình hai sinh vật giống chim được kết nối với nhau bằng một “dương vật”.
"Đặc điểm nổi bật nhất của mảnh giấy cói là hình ảnh", tiến sĩ Korshi Dosoo đến từ đại học Julius Maximilians ở Đức, nói với RT.
Trong mảnh giấy có hình hai sinh vật có cánh, trên cánh có lông hoặc vảy. Ở giữa chúng là một hình giống như “của quý”, theo các nhà khoa học.
Dosoo nói: “Từ quan điểm của người quan sát, chúng tôi có thể nói rằng hình ảnh này có thể giúp làm tăng sự hiệu nghiệm của thần chú - khách hàng có thể thấy bản vẽ kỳ lạ này khiến bầu không khí của nghi lễ ấn tượng hơn”.
Dosoo suy đoán rằng hai sinh vật trong bản vẽ đại diện cho nam và nữ. Chúng nằm gọn trong một cánh tay người dang rộng.
Xung quanh hình vẽ là bùa chú được viết bằng chữ Copt, một ngôn ngữ Ai Cập cổ đại.
Dosoo suy đoán bùa chú có thể được sử dụng trong các trường hợp tình yêu không được đáp lại hoặc thậm chí tình tay ba.
Đây không phải là bí ẩn duy nhất của mảnh giấy cói. Nó được lưu trữ tại Đại học Macquarie ở Úc nhưng không có ghi chép nào về nguồn gốc của nó.
Trường đại học này lưu trữ khoảng 900 mảnh giấy cói, tất cả đều có ghi chép về nguồn gốc, trừ bùa yêu bí ẩn này.