Giải mã bộ đội thích lấy giáo viên

GD&TĐ - Khi yêu, các bạn trẻ cũng không quan tâm nhiều đến việc chọn một nửa kia làm nghề gì nhưng có thể thấy số đông các cô giáo rất hợp với các “chú bộ đội”. 

Giải mã bộ đội thích lấy giáo viên

Thời gian

Đặc trưng của các chiến sĩ trong ngành quân đội là việc chuẩn thời gian huấn luyện, hầu như đều ở trong doanh trại hoặc đơn vị mà ít có thời gian được về với gia đình. 

Trong khi đó, các cô giáo thì thường chỉ lên lớp với những số giờ, số tiết quy định nên thời gian dành cho gia đình và chăm sóc con cái cũng nhiều hơn. 

Và từ đó, người chiến sĩ cũng chuyên tâm cho công việc, hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn. Việc nên duyên với nhau giữa hai ngành nghề đã tạo nên sự cân đối, bù trừ cho nhau.

Sự cảm thông

Cuộc sống gia đình có nhiều thứ phải lo lắng, nhất là khi có tiếng cười trẻ thơ, niềm vui và hạnh phúc là một chuyện nhưng còn lúc ốm, lúc đau. 

Người phụ nữ xác định lấy chồng bộ đội là phải thiệt thòi, hi sinh và nhẫn nhịn. Bởi khi không có chồng ở nhà, các chị ngoài việc làm mẹ, làm dâu thì kiêm luôn chức trách của một người cha.

Là giáo viên, với đặc trưng của cô giáo đứng trên bục giảng, các chị đều là người phụ nữ hiền dịu, gây được thiện cảm với người đối mọi người, chính vì vậy sự nhẫn nhịn hi sinh của nghề giáo sẽ cao hơn so với nhiều ngành khác. 

Đồng thời họ cũng biết cảm thông với người chồng của mình. Thậm chí, việc làm dâu cũng sẽ bớt lo lắng hơn bởi những cô giáo khéo léo trong cách cư xử.

Tiết kiệm đòi hỏi

Vốn đã biết cảm thông cho nhau thì sự đòi hỏi cũng hạn chế hơn. Bởi các chị em ai cũng thích ở bên chồng trong những ngày lễ tết, những dịp kỉ niệm quan trọng. 

Nhưng bộ đội không phải lúc nào cũng có thể đáp ứng được yêu cầu đó. Với nhiều người phụ nữ, việc giận dỗi diễn ra thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình.

Sự hi sinh ầm thầm và nghề giáo viên cao quý, các chị đều có thể thong cảm và tính giản dị cũng không khiến các chị không đòi hỏi quá nhiều ở người chồng của mình.

Cách giáo dục con cái

Khi có con, những người trong ngành quân đội cũng lo lằng nhiều cho việc dạy dỗ con cái, bởi thời gian ở nhà không có nhiều và việc gần gũi con cũng bị hạn chế.

Riêng đối với những cô giáo, là những người thuộc ngành đào tạo, đã quen thuộc với những học sinh, với tâm lý của con trẻ và phương pháp dạy dỗ nên cũng yên tâm hơn phần nào đối với những người phải hi sinh cho sự yên bình và phát triển bền vững của đất nước.

Có hàng trăm lý do để giải mã cho những cuộc hôn nhân, nhưng dù lý do gì cũng sẽ chỉ là tương đối bởi không tất cả những giáo viên và bộ đội đều nên duyên. 

Và không phải người giáo viên nào cũng làm được những điều như thế. Nền tảng hạnh phúc của một gia đình cơ bản vẫn là tình yêu từ hai phía, và khi lấy nhau dù làm nghề gì họ cũng sẽ có những cách khắc phục khó khăn để đảm bảo cuộc sống hôn nhân gia đình hạnh phúc.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ