Tảng đá trông có vẻ xù xì, thô kệch này nặng đến 1,5 tấn và là một tác phẩm nghệ thuật mang tên Keepalive của nghệ sĩ người Đức Aram Bartholl. Nó được đặt tại lối ra vào của một bảo tàng điêu khắc ngoài trời thuộc thành phố Neuenkirchen, Đức.
Tảng đá nặng 1,5 tấn có khả năng phát wifi khi được đốt nóng. (Ảnh: Internet)
Điều thú vị là nó có thể phát ra wifi mỗi khi được đốt nóng. Tất cả các thiệt bị điện thoại, laptop đều có thể lướt web mượt mà khi đặt cạnh tảng đá này. Du khách đến tham quan bảo tàng đều dừng lại chạm thử vào tảng đá, và mong muốn được một lần kết nối thử wifi từ đây.
Keepalive được đặt ngay lối ra vào của một bảo tàng điêu khắc Neuenkirchen, Đức. (Ảnh: Internet)
Tất nhiên không phải bỗng dưng mà tảng đá Keepalive lại có thể phát ra wifi một cách thần kỳ như vậy. Lý do là Aram Barthonll - cha đẻ "cục wifi 1,5 tấn" này đã cài vào phía trong tảng đá máy phát sóng wifi chạy bằng nhiệt cùng với 1 ổ USB. Trong chính ổ USB này cũng chứa những hướng dẫn sinh tồn dưới dạng PDF thú vị như: "Hướng dẫn chia tay, Hướng dẫn đối phó với máy bay điều khiển từ xa, Hướng dẫn sinh tồn cho phụ nữ độc thân ngổ ngáo...". Lại còn cả "Hướng dẫn sinh tồn cho phụ nữ độc thân ngổ ngáo", tảng đá này quả là chu đáo hết mực rồi.
Aram Barthonll đã cài vào phía trong tảng đá máy phát sóng wifi chạy bằng nhiệt cùng với 1 ổ USB. (Ảnh: Internet)
Khi bị đốt nóng, máy phát sẽ chuyển nhiệt năng thành điện năng, hỗ trợ cho việc phát wifi trên phần mềm tự chế Piratebox, nó có thể tạo ra mạng không dây ngoại tuyến. Qua đó, khách có thể truy cập, tìm kiếm và tải về các tập tin lưu trữ trong ổ USB, được cài sẵn bên trong tảng đá.
Aram Bartholl đã bắt tay vào nghiên cứu và cho ra đời tảng đá Keepalive có thể phát ra wifi khiến cả thế giới kinh ngạc. Ông cho biết thêm ý tưởng Keepalive bắt nguồn từ một loại bếp cổ có tên BioLite của Đức không có điện mà vẫn hoạt động ngon lành từ nguồn nhiệt được cung cấp từ lửa. Ông cũng tự hào vì đây là tác phẩm đầu tiên của ông có sự kết hợp giữa yếu tố cổ điển và hiện đại.
Bạn nghĩ sao nếu trong tương lai các tảng Keepalive được đặt rải rác trong rừng, trong những nơi nguy hiểm, hẻo lánh, giúp những người đi lạc, bị tai nạn có thể cầu cứu hoặc check - in chính xác nơi mình đang bị kẹt? Quả là một phát minh tuyệt vời phải không nào.