Giải mã bí ẩn chuyển màu của thiên thạch

Giải mã bí ẩn chuyển màu của thiên thạch

Nghiên cứu trước đây cho thấy phóng xạ mặt trời trong vũ trụ đã làm đỏ bề mặt của các thiên thạch. Nhưng những phát hiện mới đây được đăng trên tạp chí Nature đã giải thích những thiên thạch được thay đổi bề mặt như thế nào khi chúng đến gần Trái đất.

Thiên thạch bị rung lên khi đến gần Trái đất
Thiên thạch bị rung lên khi đến gần Trái đất

Richard Binzel, giáo sư của Viện công nghệ Massachusetts (Mỹ) là người đứng đầu nghiên cứu này. Nhóm của ông đã sử dụng một kính thiên văn hồng ngoại để nghiên cứu màu sắc của thiên thạch trong vũ trụ và so sánh với những dữ liệu có được từ thiên thạch đã rơi xuống Trái đất. “Hầu hết các thiên thạch đều có màu hung đỏ. Gió mặt trời đã phá hủy khoáng chất và biến chúng thành màu đỏ, giống như bị cháy nắng” – ông nói.

Tuy nhiên, một số thiên thạch gần Trái đất lại không có màu hung đỏ này và khớp với màu của những thiên thạch mà các nhà khoa học đang nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. “Khi đến gần Trái đất, chúng bị rung chuyển. Trái đất làm chúng rung lên đủ để những mảnh vụn của chúng tung lên và tạo nên bề mặt mới”.

Tiến sĩ Clark Chapman, nhà thiên văn học của Viện nghiên cứu Southwest ở Colorado, Mỹ giải thích rằng những thiên thạch không phải là những hòn đá nguyên khối, mà chúng giống như “những đống gạch vụn”. Do đó, trên bề mặt của những đống gạch vụn này, đất đá bị rung và đảo lộn, tạo nên một bề mặt mới.

Tiến sĩ Chapman đã nói về tầm quan trọng của nghiên cứu trên. Ông cho rằng nó đã cung cấp bằng chứng rằng những thiên thạch đã bị lực thủy triều thay đổi khi chúng đến gần Trái đất.

Giáo sư Binzel thì cho rằng nó giúp các nhà khoa học thực hiện việc khớp màu sắc để từ đó biết thêm thông tin về nguồn gốc của thiên thạch. “Thiên thạch là những mẫu vật từ vũ trụ và để tận dụng được chúng, chúng ta cần biết chúng đến từ đâu” – ông nói.

Phương Hà (Theo BBC)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ