Nguyên nhân sổ mũi kéo dài
Sổ mũi kéo dài, nếu kèm theo tình trạng sổ mũi xanh, nước mũi đặc quánh có thể là dấu hiệu của viêm xoang, niêm mạc quanh xoang mũi bị viêm nhiễm. Đây là bệnh nguy hiểm với trẻ vì đặc điểm thể trạng, xoang trẻ em dễ bị nhiễm trùng lan tỏa và dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm như áp xe mắt, viêm não, nhiễm trùng huyết, bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh…
Hệ hô hấp chưa hoàn thiện cộng với sức đề kháng yếu sẽ khiến trẻ dễ bị cảm cúm, sổ mũi. Tình trạng bệnh sẽ kéo dài nếu hệ miễn dịch bé yếu và chưa nhận được sự can thiệp y tế kịp thời. Một số nguyên nhân chính của sổ mũi kéo dài do trẻ bị cảm lạnh, cảm cúm. Khi thời tiết đột ngột thay đổi, bé có xu hướng bị nhiễm lạnh dẫn tới các triệu chứng như hắt hơi, ho, sổ mũi và sốt. Thông thường bệnh sẽ tự khỏi hoặc khỏi sau khi uống thuốc được 1 tuần. Tuy nhiên, nếu hệ miễn dịch của bé yếu thì triệu chứng này sẽ kéo dài hàng tháng.
Ngoài ra một số trẻ có cơ địa nhạy cảm dễ bị dị ứng với phấn hoa, lông động vật hay không khí bị ô nhiễm, thời tiết thay đổi. Khi đó bé dễ bị sổ mũi kéo dài.
Ho do virut chỉ rửa mũi bằng nước muối sinh lý
Thời tiết giao mùa, thay đổi thất thường là điều kiện lý tưởng để cho các loại virus, vi khuẩn gây bệnh phát triển mạnh khiến trẻ rất dễ mắc những bệnh về hô hấp.
Theo nhiều phụ huynh, khi các bệnh về hô hấp tấn công thường khiến trẻ phải chịu những triệu chứng đi kèm như đờm, dãi và những cơn ho tưởng chừng như không có điểm dừng. Điều này khiến nhiều người ráo riết tìm kiếm các loại thuốc giảm ho, đờm mũi. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng những loại thuốc dừng đờm, mũi, ho ngay lập tức đôi khi không tốt như nhiều mẹ vẫn nghĩ.
Theo Thạc sĩ, Dược sĩ cao cấp Trương Minh Đạt, Chánh văn phòng Hiệp hội Thực phẩm Chức năng Việt Nam: "Nhiều phụ huynh thường phải chịu áp lực lớn mỗi khi trẻ ho, sổ mũi, có đờm, mũi dãi... là phải tìm thuốc chấm dứt hiện tượng này ngay lập tức để con được dễ chịu, thông thoáng mũi họng mà không thực sự hiểu được rằng con có cần thiết phải dùng thuốc hay không".
Dược sĩ Trương Minh Đạt phân tích, tất cả các thuốc giảm đờm, mũi trên thị trường hiện nay như (Chlopheniramine 4 mg, Theralen 5 mg, Toplexil, hay Dexchlopheniramin 2 mg...) đều thuộc nhóm thuốc kháng Histamin, có tác dụng giảm ngứa mũi, giảm tiết dịch, chống viêm mũi dị ứng, mày đay, nổi ban… Tuy nhiên, nếu phụ huynh không tìm hiểu kỹ nguyên nhân gây ra tình trạng ho, đờm dãi ở trẻ mà ra quầy thuốc mua thuốc vô tội vạ thì có khả năng gây nguy hiểm cho trẻ”.
Cụ thể, nếu như đờm dãi, ho do nguyên nhân dị ứng thời tiết, dị ứng bụi, phấn hoa…thì dùng thuốc này là hợp lý. Nhưng hiện nay thống kê cho thấy là gần như 98% trẻ em ho, đờm, mũi dãi là viêm mũi họng bởi virus hoặc vi khuẩn. Khi nhiễm khuẩn, phản ứng viêm xảy ra làm tiết các chất trung gian hóa học như Leucotrien và Prostaglandin gây viêm, chúng gây nên tình trạng co thắt phế quản, ho, đờm mũi ở trẻ, trong trường hợp này thuốc kháng Histamin không có tác dụng.
Mặt khác tác dụng phụ dễ nhìn thấy của thuốc giảm đờm dãi là gây khô miệng, họng và mũi. Chính các tác dụng này mà các bậc cha mẹ nhầm tưởng là bệnh thuyên giảm. Tuy nhiên, thực chất nó làm cho đờm quánh khô lại, dịch tiết không tống ra ngoài được ứ đọng trong phế quản phổi gây viêm phế quản phổi, khó thở…đây là tác dụng phụ do kháng Cholinergic.
Trong nhiều trường hợp trẻ em bị suy hô hấp, cơ hoành yếu, phế quản khô, không tiết dịch làm trơn đường thở, không ho được mới gây ra viêm phế quản phổi, suy hô hấp, khò khè mạn tính, hen mạn tính.
Nếu bé bị ho do dị ứng với đặc điểm là ho lúc đêm và sáng sớm, ho nhiều, ho mũi đờm do viêm mũi dị ứng có thể dùng các thuốc kháng Histamin ở trên và dùng thuốc giảm ho hoặc siro ho, tuyệt đối không dùng kháng sinh. Trường hợp do viêm mũi họng do virus hoăc vi khuẩn tuyệt đối không dùng các thuốc này.
Nếu trẻ bị ho do virus, phụ huynh chỉ rửa mũi bằng nước muối sinh lý 4-5 lần/ ngày, kiên trì 7-10 ngày. Trong trường hợp trẻ bị ho do vi khuẩn tấn công, lúc này dùng kháng sinh là cần thiết, và cha mẹ chỉ rửa nước muối sinh lý ngày 4-5 lần nếu đờm dãi nhiều.