Nghiên cứu với sự tham gia của 113.000 phụ nữ vừa được công bố trên tạp chí Dịch tễ học Mỹ. Những phụ nữ đã được yêu cầu đánh giá mức độ ánh sáng phòng ngủ đêm của mình như sau:
Câu trả lời của họ được so sánh với một số phương pháp chẩn đoán bệnh béo phì: Chỉ số BMI (Body Mass Index), tỷ lệ eo - hông, và người ta thấy vòng eo có tỷ lệ thuận với mức độ ánh sáng trong phòng.
Thành viên của nhóm nghiên cứu, giáo sư Anthony Swerdlow (Viện Nghiên cứu Ung thư London) cho biết: "Chúng tôi tìm thấy có một mối liên hệ giữa việc tiếp xúc ánh sáng vào ban đêm với tình trạng thừa cân và béo phì.
Tuy nhiên, chúng tôi vẫn chưa có bằng chứng đầy đủ cho biết, nếu làm phòng của bạn tối đi thì trọng lượng của bạn có thay đổi hay không. Nhưng phát hiện về mối liên quan này đủ hấp dẫn để chúng tôi tiếp tục nghiên cứu".
Theo các nhà khoa học, có thể ánh sáng đã phá vỡ đồng hồ sinh học của chúng ta, điều đã được định hình từ quá khứ tiến hóa của con người: Hoạt động khi ban ngày có ánh sáng và nghỉ ngơi khi đêm tối.
Ánh sáng cũng có thể làm thay đổi tâm trạng, sức mạnh thể chất và thậm chí cả cách con người xử lý thực phẩm trong một chu kỳ 24 giờ.
Còn những nghiên cứu trước đây từng chỉ ra rằng, ánh sáng nhân tạo đã phá vỡ đồng hồ sinh học bằng cách trì hoãn việc sản xuất hormone melatonin vốn có tác dụng tốt cho giấc ngủ.
Giáo sư Derk-Jan Dijk (Trung tâm nghiên cứu giấc ngủ Surrey) cho biết, không có hại gì nếu bạn cố gắng làm phòng ngủ tối hơn. Ông nói: "Nhìn chung, mọi người không nhận thức được sự hiện diện của ánh sáng trong phòng ngủ của mình.
Tôi nghĩ, mọi người nên xem xét lại phòng ngủ của mình và nên chọn những cách để cho nó tối hơn. Đèn đường, một số loại đồng hồ báo thức, đèn của chế độ chờ trên các thiết bị điện như TV... đều có thể làm sáng phòng ngủ".
Và ông kết luận: "Rõ ràng, nghiên cứu này đã chỉ ra tầm quan trọng của bóng tối".