Giá xăng tăng hơn 900 đồng/lít từ chiều 25/1

GD&TĐ - Từ 15h ngày 25/1, giá xăng RON95 tăng 925 đồng/lít, các mặt hàng dầu tăng, giảm tùy loại.

Giá xăng tăng hơn 900 đồng/lít từ 15h chiều 25/1.
Giá xăng tăng hơn 900 đồng/lít từ 15h chiều 25/1.

Ngày 25/1, theo liên bộ Công Thương - Tài chính, thị trường xăng, dầu thế giới kỳ điều hành từ 11/1 đến 18/1 chịu ảnh hưởng của các yếu tố như căng thẳng ở Trung Đông tiếp tục leo thang, nguồn cung xăng dầu tại Mỹ thắt chặt trong bối cảnh thời tiết lạnh giá gây gián đoạn cho hoạt động sản xuất.

Các yếu tố này đã thúc đẩy lực mua trên thị trường, khiến giá xăng, dầu thế giới những ngày vừa qua có biến động tăng, giảm đan xen, nhưng xu hướng chung là tăng.

Liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định trích lập Quỹ Bình ổn giá đối với dầu mazut ở mức 300 đồng/kg (như kỳ trước);

Không trích lập Quỹ đối với các mặt hàng xăng, dầu diesel và dầu hỏa và không chi sử dụng Quỹ đối với tất cả các mặt hàng xăng, dầu.

Giá bán các mặt hàng xăng, dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:

Xăng E5RON92: Không cao hơn 22.171 đồng/lít (tăng 753 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 1.236 đồng/lít;

Xăng RON95-III: Không cao hơn 23.407 đồng/lít (tăng 925 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành);

Dầu diesel 0.05S: Không cao hơn 20.376 đồng/lít (tăng 182 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành);

Dầu hỏa: Không cao hơn 20.544 đồng/lít (tăng 08 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành);

Dầu mazut 180CST 3.5S: Không cao hơn 15.494 đồng/kg (giảm 14 đồng/kg so với giá cơ sở hiện hành).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thức ăn cho thú cưng giảm giá thường đã quá hạn sử dụng. (Ảnh: ITN)

10 thứ không nên mua vì... ham rẻ

GD&TĐ - Ngay cả khi bạn rất eo hẹp về tiền bạc, vẫn có một số mặt hàng giá rẻ mà bạn không bao giờ nên cho vào giỏ hàng của mình.

Sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam thực hành trong phòng thí nghiệm. Ảnh: NTCC

Gỡ điểm nghẽn mô hình đại học hai cấp

GD&TĐ - Theo các chuyên gia, mô hình đại học hai cấp đang gặp những khó khăn, vướng mắc. Các chuyên gia kỳ vọng, khi sửa đổi Luật Giáo dục đại học có thể tháo gỡ điểm nghẽn này.