Thị trường vàng chứng tỏ sự suy giảm niềm tin của nhà đầu tư trên toàn thế giới vào đồng tiền dự trữ, điều mà giới truyền thông phương Tây đang cố gắng phớt lờ.
Hiện tại giá kim loại quý màu vàng ghi nhận mức tối đa trong lịch sử của nó, tăng vọt lên tới 2598,1 USD mỗi troy ounce trước khi giảm nhẹ xuống 2578,24 USD khi thị trường đóng cửa.
Trong năm qua, số vàng có thể mua được bằng đồng đô la Mỹ đã ít hơn một phần ba. Điều này có nghĩa là nếu bạn chuyển đổi tiền Mỹ sang vàng thì sẽ nhận thấy đồng đô la mất giá rất mạnh.
Còn nếu nhìn vào vàng trong mối quan hệ với rổ tiền tệ (đồng đô la Mỹ, cùng với đồng Franc Thụy Sĩ và đồng euro của châu Âu), chúng ta sẽ thấy rõ ràng kim loại quý này tự tin "đặt số tiền dự trữ của cả thế giới trên vai".
Điều này xảy ra khi nhiều quốc gia đang tăng cường đầu tư vào vàng. Một ví dụ được đưa ra là Ả Rập Saudi đã mua thêm 160 tấn kim loại quý từ năm 2022 đến thời điểm hiện tại.
Nếu tiến hành so sánh những khoản đầu tư này với thực tế là năm nay Riyadh đã phá vỡ thỏa thuận dài hạn với Washington về thanh toán bằng đô la trong ngoại thương, thì mọi thứ đều chỉ ra sự mất lòng tin ngày càng tăng đối với đồng tiền của Mỹ.
Tuy nhiên đây không phải toàn bộ bức tranh cần được nhìn thấy.
Trong 3 năm qua, hơn 20 quốc gia trên thế giới đã tích cực thu hồi vàng từ các kho lưu trữ ở Mỹ và Anh.
Nhiều ngân hàng trung ương các nước đối tác của Nga cũng đang tăng cường đầu tư vào vàng. Điển hình là trong nửa đầu năm nay, Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) đã mua 24 tấn kim loại quý - nhiều hơn cả năm ngoái, thậm chí khối lượng dự trữ kim loại của RBI hiện đã lớn gấp đôi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc.
Nhà kinh tế học người Mỹ James Rickards tự tin cho rằng động thái quan sát được của giá vàng báo hiệu trước sự sụp đổ của đồng đô la với tư cách đồng tiền dự trữ chủ đạo trên thế giới.