Giá vàng hôm nay giữ xu hướng ổn định phiên đầu tuần

GD&TĐ - Giá vàng trong nước đầu tuần (24/4), giữ xu hướng ổn định so với phiên trước. Trong khi đó, giá vàng thế giới hạ nhiệt xuống mốc 1982 USD.

Giá vàng hôm nay giữ xu hướng ổn định phiên đầu tuần

Giá vàng trong nước

Tại thời điểm khảo sát rạng sáng (24/4), giá vàng trong nước gần như đứng yên. Hiện tại, giá kim loại quý trong nước đang được niêm yết cụ thể như sau:

Giá vàng SJC ở khu vực Hà Nội và Đà Nẵng đang mua vào mức 66,35 triệu đồng/lượng và bán ra mức 67,07 triệu đồng/lượng bán ra. Tại TP Hồ Chí Minh, vàng SJC vẫn đang mua vào mức tương tự như ở khu vực Hà Nội và Đà Nẵng nhưng bán ra thấp hơn 20.000 đồng.

Giá vàng thương hiệu DOJI tại khu vực Hà Nội đang niêm yết ở mức 66,4 triệu đồng/lượng mua vào và 66,95 triệu đồng/lượng bán ra. Tại TP Hồ Chí Minh, vàng thương hiệu này đang mua vào và bán ra mức tương tự như ở khu vực Hà Nội.

Giá vàng Phú Quý SJC đang niêm yết mức 66,45 triệu đồng/lượng mua vào và 67,05 triệu đồng/lượng bán ra. Vàng Vietinbank Gold đang thu mua mức 66,35 triệu đồng/lượng và bán ra mức 66,97 triệu đồng/lượng.

Giá vàng PNJ vẫn giữ nguyên ở mức 66,45 triệu đồng/lượng mua vào và 67 triệu đồng/lượng bán ra. Vàng Bảo tín Bảo Tín Minh Châu đang niêm yết ở mức 66,42 triệu đồng/ lượng mua vào và 66,98 triệu đồng/ lượng bán ra.

Giá vàng trong nước cập nhật sáng ngày (24/4):

Vàng

Khu vực

Ngày (23/4) Ngày (24/4)

Mua vào

Bán ra

Mua vào

Bán ra

Mua vào

Bán ra

Đơn vị tính:

Triệu đồng/lượng

Đơn vị tính:

Nghìn đồng/lượng

DOJI

Hà Nội

66,4

66,95

66,4

66,95

-

-

TP Hồ Chí Minh

66,4

66,95

66,4

66,95

-

-

Phú Quý SJC

Hà Nội

66,4

67

66,45

67,05

+50

+50

PNJ

TP Hồ Chí Minh

66,45

67

66,45

67

-

-

Hà Nội

66,45

67

66,45

67

-

-

SJC

TP Hồ Chí Minh

66,4

67,05

66,35

67,05

-

-

Hà Nội

66,4

67,07

66,35

67,07

-

-

Đà Nẵng

66,4

67,07

66,35

67,07

-

-

Bảo Tín Minh Châu

Toàn quốc

66,42

66,98

66,42

66,98

-

-

Vietinbank Gold

Toàn quốc

66,35

67,02

66,4

66,97

-

-

Giá vàng thế giới

Trên thị trường quốc tế, giá vàng thế giới trước giờ mở cửa phiên đầu tuần ở mức 1982,92 USD/ounce, giảm 21,68 USD tương đương 1,08%

Dữ liệu kinh tế Mỹ tốt hơn mong đợi và mối đe dọa lạm phát đang ăn sâu vào nền kinh tế rộng lớn hơn đã đẩy giá vàng kết thúc tuần gần mức thấp nhất trong hai tuần. Theo nhiều nhà phân tích Phố Wall, mặc dù giá có thể giảm xuống trong thời gian tới, nhưng bối cảnh bấp bênh chung của nền kinh tế vẫn không thay đổi.

Tâm lý lạc quan cũng đang có những thay đổi giữa các nhà đầu tư bán lẻ, ngay cả khi họ kỳ vọng giá vàng sẽ tiếp tục giao dịch quanh mức 2.000 USD/ounce vào tuần tới. Việc vàng rời mốc quan trọng 2.000 USD/ounce đã phần nào tác động tới tâm lý lạc quan trong ngắn hạn của giới phân tích, nhà đầu tư.

Giá vàng thế giới (24/4) tiếp tục giảm mạnh do áp lực từ lãi suất tăng

Giá vàng thế giới (24/4) tiếp tục giảm mạnh do áp lực từ lãi suất tăng

Nhận định giá vàng

Theo Kitco, vàng đã giảm 30 USD trong phiên giao dịch cuối tuần vừa rồi, và giảm xuống dưới mức quan trọng 2.000 USD, nhưng các nhà phân tích nhận định, vàng vẫn có tiềm năng lớn để tăng giá trở lại.

Tuần tới, các thị trường sẽ tập trung vào dữ liệu kinh tế quan trọng, bao gồm GDP quý 1 của Mỹ và Chỉ số giá PCE.

Nhà phân tích Carsten Fritsch của Commerzbank cho biết: “Dữ liệu kinh tế sắp tới của Mỹ, đặc biệt là dữ liệu GDP và Chỉ số giá PCE đối với chi tiêu của người tiêu dùng, là thước đo lạm phát ưa thích của Fed, có thể gây ra một số biến động về giá”.

Giá vàng giảm xuống dưới mức 2.000 USD/ounce trong phiên giao dịch cuối của tuần trước đã khiến tâm lý lạc quan giảm mạnh trong ngắn hạn.

Tuần này, các thị trường sẽ tập trung vào dữ liệu vĩ mô mới, bao gồm tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Mỹ trong quý I và chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE). Nhà phân tích Carsten Fritsch của Commerzbank cho biết: "Dữ liệu kinh tế sắp tới của Mỹ, đặc biệt là dữ liệu GDP và PCE, thước đo lạm phát ưa thích của Fed, có thể gây ra một số biến động về giá".

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

'Nỗi ám ảnh' của ông Trump

GD&TĐ - Một trong những quốc gia được nhắc nhiều và chịu ảnh hưởng ngay trong ngày nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump là Mexico.