Gia Lai: Bắt giữ vụ vận chuyển hơn 3.000 kg vỏ thông

GD&TĐ - Cơ quan chức năng vừa phát hiện, bắt giữ hơn 3.000 kg vỏ thông trên địa bàn. Trước đó, các cơ quan nghiệp vụ tỉnh Gia Lai cũng bắt giữ một đối tượng vận chuyển hơn 3.400 kg vỏ thông để bán sang Trung Quốc.

Nhiều cây thông bị cạo, đục, đẽo vỏ
Nhiều cây thông bị cạo, đục, đẽo vỏ

Ngày 24/5, tin từ Chi cục Kiểm lâm tỉnh Gia Lai cho biết, đơn vị vừa phối hợp với các cơ quan nghiệp vụ bắt giữ một vụ tàng trữ, vận chuyển vỏ thông với khối lượng hơn 3.000 kg trên địa bàn TP Pleiku.

Sau khi bắt giữ, cơ quan chức năng xác định số vỏ thông trên là của Đặng Công Trọng (SN 1993, trú ở 146 Lê Thánh Tông, TP.Pleiku, tỉnh Gia Lai). Tại cơ quan điều tra, Trọng có trình một giấy photo chứng minh nguồn gốc số vỏ thông này nhưng cơ quan chức năng xác định giấy tờ này không hợp lệ. Hiện vụ việc vẫn đang được điều tra, làm rõ.

Trước đó, vào đầu tháng 5/2019, Chi cục Kiểm lâm cũng phối hợp với Phòng Cảnh sát Môi trường (Công an tỉnh Gia Lai) tiến hành bắt quả tang một đối tượng mua bán, vận chuyển vỏ thông khai thác trái phép với khối lượng hơn 3.400 kg.

Tại cơ quan điều tra, đối tượng khai nhận mua vỏ thông để đưa ra Bắc bán cho thương lái Trung Quốc.

Cũng liên quan đến vụ việc này, trước đó như đã phản ánh nhiều gốc thông với tuổi đời hàng chục năm trên địa bàn tỉnh Gia Lai bị các đối tượng cạo lấy vỏ khiến nhiều cây bị khô, héo.

Theo Chi cục Kiểm lâm Gia Lai, do cây thông bị cạo vỏ vẫn còn sống nên chưa thể đánh giá được mức độ thiệt hại để có hướng xử lý cụ thể. Nếu xác định được mức độ thiệt hại nghiêm trọng mới xem xét khởi tố, truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đơn vị này cũng cho hay, trước mắt sẽ cử lực lượng kiểm lâm đi kiểm tra, bảo vệ 24/24 ở những nơi có diện tích rừng thông bị cạo vỏ. Đồng thời tuyên truyền, vận động người dân không được xâm hại rừng thông.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...