Những sai lầm giáo dục của cha mẹ cản trở trẻ phát triển trí thông minh

Những sai lầm giáo dục của cha mẹ cản trở trẻ phát triển trí thông minh

Bắt con học quá nhiều

Nhiều bố mẹ có xu hướng ép con học thật nhiều, học thật sớm, như vậy con mới trở nên thật giỏi giang, thông minh và sớm thành tài.

Thế nhưng, dục tốc bất đạt, dưa ép chín sẽ không ngọt, cách giáo dục này sẽ gây phản tác dụng, cản trở trí thông minh của trẻ.

Học quá nhiều, sẽ tạo ra sức ép quá lớn đến con, đánh mất sự ngây thơ hồn nhiên, khiến trẻ không thể phát triển bình thường, thậm chí còn lầm lì khép kín, thiếu hụt các kỹ năng xã hội.

Thường xuyên chê bai con

tri thong minh

Trẻ nhỏ thích tìm tòi, khám phá, nhưng cũng rất nhạy cảm và dễ tủi thân. Nhiều khi, con muốn làm những điều tốt đẹp để bố mẹ vui lòng nhưng không may làm hỏng việc.

Bố mẹ thông thái sẽ không chỉ chích con nặng nề, thay vào đó sẽ tập trung vào những điểm tích cực, hướng dẫn con phương pháp thực hiện đúng đắn, để con không phạm sai lầm lần thứ hai. 

Nên nhớ, tư duy của trẻ nhỏ vẫn chưa sâu sắc và hoàn thiện như người lớn. Nếu bị chỉ trích quá nhiều, trẻ sẽ thu mình lại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển tính cách và lòng tự trọng của trẻ.

Không chú ý đến giấc ngủ của con

Buổi sáng là thời điểm để trẻ vui chơi, học tập. Muốn để con vận động với nguồn năng lượng tối đa, tiếp thu kiến thức hiệu quả nhất, hãy đảm bảo cho con một giấc ngủ đầy đủ vào đêm hôm trước.

Cụ thể, trẻ sơ sinh ngủ mỗi ngày từ 16 – 17 tiếng. Khi trẻ được 3 tuổi sẽ ngủ mỗi ngày khoảng 11-12 tiếng. Đến 6 tuổi là 10 tiếng và khi từ 12 tuổi trở lên sẽ là 9 tiếng. 

Theo Khỏe & Đẹp

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

NATO có thể chiếm Odessa?

NATO có thể chiếm Odessa?

GD&TĐ - Theo các chuyên gia phân tích, tình hình Ukraine đang xấu đi và NATO có thể quyết định thò tay vào thành phố cảng Odessa bên bờ Biển Đen.

Tăng thực hành giúp học viên nâng cao tay nghề, đáp ứng yêu cầu nhà tuyển dụng.

Đào tạo nghề song song học văn hóa: Hướng đi mới

GD&TĐ - Trong bối cảnh nhiều sinh viên đại học tốt nghiệp vẫn loay hoay tìm việc, thì hàng trăm thanh niên dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk lại tìm được hướng đi rõ ràng từ sớm nhờ học nghề kết hợp học văn hóa.

Minh họa/INT

Vai trò của đọc hiểu

GD&TĐ - Đọc hiểu giữ vai trò trung tâm, là chiếc cầu nối giúp học sinh tiếp cận, giải mã và cảm nhận sâu sắc các giá trị tư tưởng, nghệ thuật của văn bản.