Cô gái băn khoăn đặt 2 người đàn ông nhờ “cân” hộ lấy ai làm chồng, nhà văn Trang Hạ thẳng thừng khuyên sốc

"Chị cho em hỏi là kinh nghiệm chọn chồng của chị là thế nào, nếu chị là em, thì chị chọn cưới ai?", trước câu hỏi của cô gái này lời khuyên của Trang Hạ đã được đưa ra.

Cô gái băn khoăn đặt 2 người đàn ông nhờ “cân” hộ lấy ai làm chồng, nhà văn Trang Hạ thẳng thừng khuyên sốc

Không ít các cô gái đứng trước sự lựa chọn giữa các đối tượng để chọn một người làm chồng. Cách đơn giản nhất là dùng con tim, yêu và thấy hợp ai hơn thì chọn người ấy. Nhưng nếu như đắn đo, người kia là cảm xúc, người này là sự tin cậy... thì chọn ai cũng là một lý do chính đáng.

Trang Hạ được biết đến với những bài viết cực sâu sắc về triết lý tình yêu hôn nhân và quan điểm sống mạnh mẽ dành cho phụ nữ nên không có gì khó hiểu khi chị nhận được quá nhiều lời nhờ tư vấn từ phụ nữ.

Với con mắt của người có tư duy và trí tuệ sắc sảo, cùng những sự trải đời đã có chị dễ dàng khiến nhiều người phải thốt lên ngạc nhiên trước đáp án của mình. Tuy thế, đằng sau đều là sự tâm đắc, gật gù tán thưởng.

Câu chuyện dưới đây của nhà văn Trang Hạ là một ví dụ. Một cô gái đặt lên bàn cân giữa 2 người đàn ông và nhờ Trang Hạ cân hộ xem bên nào nặng hơn. Và thật bất ngờ chị đã chọn một đối tượng thứ 3 cho cuộc hôn nhân của cô gái này.

Cô gái băn khoăn đặt 2 người đàn ông nhờ cân hộ lấy ai làm chồng, Trang Hạ đã thẳng thừng khuyên sốc nên chọn người thứ ba-1

Nhà văn Trang Hạ, tác giả của những bài viết cực kì sâu sắc, gần gũi với chị em phụ nữ.

Bài viết của Trang Hạ như sau:

"Bữa đi quay 2 talkshow liên tục, cô bé trợ lý trường quay lấy nước cho mình uống giữa lúc chờ chương trình, rồi ngồi nói chuyện với mình, trong lúc chờ khách mời khác đang trang điểm.

Cô bé hỏi mình ý kiến xem, bây giờ cô ấy đang có 2 người cầu hôn. Một người là cậu bạn yêu từ thời sinh viên, nhưng cũng chưa công việc ổn định, bố mẹ cô không ưng anh ấy. Một người khác hơn cô 10 tuổi, là bộ đội, thu nhập cao và ổn định, bố mẹ cô muốn gả con gái cho anh này.

Mình hỏi cô bé, em mới ngoài đôi mươi, vừa ra trường thì lo gì chuyện cưới chồng gấp thế? Mà em yêu ai hơn?

Cô ấy nói, nhà anh người yêu lớn tuổi muốn cưới sớm, tất nhiên rồi sẽ phải có con sớm. Còn anh trẻ thì chẳng dám đòi hỏi cô điều gì cả. Vì bản thân anh trẻ cũng còn chưa có gì trong tay.

Mình hỏi, thế bản thân em thì muốn cùng ai? Cô ấy nói, ai cũng vậy, như nhau. Tình cảm thì em nghiêng về anh trẻ. Còn lấy chồng thì em nghiêng về anh kia. Chị cho em hỏi là kinh nghiệm chọn chồng của chị là thế nào, nếu chị là em, thì chị chọn cưới ai?

Mình bảo, làm gì có ai trên đời này có kinh nghiệm chọn chồng! Nếu có kinh nghiệm, tức là phải nhiều chồng, mà nhiều chồng thì chứng tỏ là quá khứ đã nhiều thất bại và toàn là thất bại. Thế thì gọi sao là có kinh nghiệm?

Lấy người mình yêu và lấy người yêu mình, chọn ai? Mình bảo, thôi em hãy cưới bố mẹ chồng. Hãy nhìn vào cuộc sống của bố mẹ chồng để thấy được tương lai của em.

Đàn ông là một biến số, nhưng gia đình chồng là một hằng số.

Tình yêu là một biến số, nhưng sự tử tế là một hằng số. 

Vợ chồng không yêu nhau nữa nhưng vẫn là bố mẹ của các con, vẫn là con cháu trong dòng họ. Có thể li hôn để giải thoát cho nhau nhưng trọn đời "người ấy" vẫn là bố của con mình.

Gia đình chồng tử tế, bố chồng đối xử tốt với mẹ chồng, thì đó là một điềm lành của cuộc hôn nhân. Cho dù anh ấy bây giờ còn nghèo khó, kém cỏi nhưng anh ấy đã có sẵn một gia tài quá lớn rồi. Vì ngàn đời nay rồi, cuộc hôn nhân của em đặt trọn vẹn bên trong cuộc sống gia đình nhà chồng, chứ có mấy ai ngược lại, chịu đi ở rể?

Nếu phải chọn chồng (nói theo cách của cô bé), thì hãy chọn gia đình chồng. Vì nói cho cùng, người yêu em chỉ là hình ảnh của anh ấy trong thời điểm hiện tại. Còn gia đình nhà chồng mới là cuộc sống thực sự em sống sau này.

Mà nếu nghĩ thế, thì anh ấy già hay trẻ trung, giàu hay nghèo, lắm tài hay lắm tật, là người yêu em hay là người em si mê... đôi khi không quan trọng bằng việc, cưới anh ấy, em sẽ sống một cuộc đời ra sao, với những người thân yêu thế nào.

Gia đình chồng tử tế chính là đảm bảo lớn nhất cho hạnh phúc của một người con gái. Chứ không phải là tình yêu như chúng ta vẫn tưởng tượng.

P/S: Cho nên tôi nghĩ, các anh đàn ông làm gì thì làm, để trở thành người duy nhất và người không thể thay thế của cô ấy. Chứ đừng để cô ấy đặt anh lên bàn cân cạnh anh nào khác. Sau đó, anh phải nhờ thêm điểm cộng, điểm ưu tiên của gia đình vào thì mới... cưới được nhau".

Như thế mới nói dù có tiến bộ đến đâu, dù nhiều người nói rằng lấy chồng thì quan trọng là chồng, chứ nhà chồng không quan trọng. Tuy nhiên, với cách nghĩ của Trang Hạ thì nếu không có bàn cân nào cân được giữa 2 đối tượng xem nặng nhẹ thế nào thì hãy chọn cưới một người thứ 3, đây chính là gia đình chồng.

Chị viết: "Gia đình chồng tử tế chính là đảm bảo lớn nhất cho hạnh phúc của mỗi người con gái"/ "Nếu phải chọn chồng (nói theo cách của cô bé), thì hãy chọn gia đình chồng. Vì nói cho cùng, người yêu em chỉ là hình ảnh của anh ấy trong thời điểm hiện tại.

Còn gia đình nhà chồng mới là cuộc sống thực sự em sống sau này"/ "Mà nếu nghĩ thế, thì anh ấy già hay trẻ trung, giàu hay nghèo, lắm tài hay lắm tật, là người yêu em hay là người em si mê... đôi khi không quan trọng bằng việc, cưới anh ấy, em sẽ sống một cuộc đời ra sao, với những người thân yêu thế nào"...

Tất cả những điều Trang Hạ viết đều vô cùng chuẩn xác, quan điểm kết nối giữa truyền thống và hiện đại khiến cho nó trở nên khách quan hơn.

Các cô gái hãy nhớ nhé. Khi lấy chồng hãy đi theo sự rung động của trái tim mình trước tiên. Nhưng nếu còn có chút tính toán nào trong đó thì hãy nghĩ đến gia đình chồng là tiêu chí quan trọng để hình thành cuộc hôn nhân hạnh phúc. Bởi ít nhất gia đình chồng cho người đàn ông ấy môi trường sống để bị ảnh hưởng hay học tập,

Thêm nữa, tình yêu người đàn ông của bạn có thể thay đổi nhưng bố mẹ chồng thì ít khi thay đổi. Muốn sống hạnh phúc, hẳn đó là một tiêu chí quan trọng cho sự lựa chọn. Nhưng luôn nhớ trước tiên đừng tính toán nhiều quá, hãy đi theo tiếng gọi của tình yêu cả.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giáo viên Trường Tiểu học Lê Đình Chinh với sáng kiến tổ chức cho học sinh viết thư “điều con muốn nói” gửi đến ba, mẹ trong buổi họp sơ kết học kỳ I năm học 2023 - 2024. Ảnh: PV

Chống 'sốc' cho giáo viên trẻ

GD&TĐ - Không chỉ gặp khó khăn về phương pháp sư phạm, nhiều giáo viên trẻ còn hạn chế trong kỹ năng quản lý lớp học, tương tác với phụ huynh, học sinh…