5 kiêng kỵ ngày Tết Đoan Ngọ tránh càng xa càng tốt

GD&TĐ - Trong dịp Tết Đoan Ngọ có những việc nên làm để cầu bình an cho gia đình, cũng có những việc cần tránh vì theo quan niệm sẽ đem lại vận xui.

5 kiêng kỵ ngày Tết Đoan Ngọ tránh càng xa càng tốt
Hằng năm cứ đến mồng 5 tháng 5 (âm lịch) dân ta lại tổ chức Tết Đoan Ngọ. Tết Đoan Ngọ còn gọi là Tết Đoan dương. Đoan Ngọ là bắt đầu giữa trưa (Đoan: mở đầu, Ngọ: giữa trưa) còn dương là mặt trời, là khí dương, Đoan dương có nghĩa là bắt đầu lúc khí dương đang thịnh.
Không chỉ riêng ở Việt Nam hay Trung Quốc mà ở nhiều nước châu Á cũng có Tết Đoan Ngọ vì vậy, Tết Đoan Ngọ thực chất là một phong tục lễ tết Á Đông gắn liền với quan niệm về sự tuần hoàn của thời tiết trong năm.
Người xưa quan niệm rằng: Trong cơ thể con người, nhất là bộ phận tiêu hoá thường có sâu bọ ẩn sống, nếu không diệt trừ thì sâu bọ ngày càng sinh sôi nảy nở gây nguy hại cho con người. Lũ sâu bọ này chỉ lộ diện vào ngày 5/5 Âm lịch nên phải làm lễ trừ sâu bọ vào ngày này.

Những việc cần tránh đó là gì? Phong thủy Phùng Gia sẽ chia sẻ trong bài viết dưới đây:

Tránh để giày dép bừa bộn

Để giày dép bừa bộn không có trật tự được xem là điều cần tránh trong ngày Tết Đoan Ngọ mùng 5/5 âm lịch. Theo quan niệm dân gian việc vứt giày dép bừa bãi trong nhà dễ dẫn dụ ma quỷ bước vào nhà, từ đây mà gây ra nhiều điều xui xẻo, tài lộc và sức khỏe các thành viên dễ giảm sút.

Thực tế thì việc để giày dép bừa bãi cũng tạo nên khung cảnh lộn xộn cho thấy nếp sống thiếu quy củ, dễ khiến cho vận quý nhân suy giảm. Vì thế, gia đình nên sắp xếp lại giày dép gọn gàng, kể cả những ngày thông thường để tạo thói quen, giúp không gian nhà trở nên thông thoáng, ngăn nắp hơn.

Tránh để rơi tiền hoặc ví tiền

Đánh rơi tiền trong ngày lễ Đoan Ngọ được xem là điều kiêng kỵ nên tránh. Người ta quan niệm rằng để rơi mất tiền đúng ngày này đồng nghĩa với việc bạn đánh rơi tài lộc, may mắn trong cuộc sống. Từ đây, tài vận dần tiêu tan, công việc làm ăn sa sút và dê lâm vào cảnh nợ nần chồng chất. Hiển nhiên mất tiền thì chẳng ai vui vẻ, hoan hỉ cho được, vì thế tốt nhất trong ngày Tết Đoan Ngọ bạn nên lưu ý giữ tài sản.

Không nên chọn mua những đồ vật kỳ dị

Dịp Tết Đoan Ngọ sắp tới, nếu bạn và gia đình có kế hoạch đi du lịch thì khi ghé thăm những cửa hàng bán đồ lưu niệm, hãy tránh mua những đồ vật kỳ dị, cho dù là để trưng bày trong nhà hay đem tặng. Vì khi bạn làm như vậy đồng nghĩa với việc rước thêm điều không hay vào nhà, thu hút những điều kỳ quái xảy ra liên tiếp với gia đình.

Ngoài ra, việc mua những món đồ kỳ dị trưng bày trong nhà cũng khiến cho nhiều người sợ hãi và không mang tính thẩm mỹ trong không gian nhà ở.

Tránh dừng chân ở những nơi ít người qua lại

Vào dịp Tết Đoan Ngọ, bạn và gia đình nên hạn chế đến các địa điểm âm u, hẻo lánh, ít người qua lại, vì những nơi này thường tồn tại nhiều nguồn khí không tốt. Cụ thể nên tránh đến bệnh viện, lễ tang, nghĩa địa, nhà hoang, núi rừng vắng vẻ. Vì người xưa có quan niệm rằng nếu bạn dừng chân ở những địa điểm này dễ khiến cơ thể nhiễm khí xấu, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và tinh thần.

Không nên soi gương lúc nửa đêm

Theo phong thủy, gương là đồ vật có âm tính, dễ dụ âm khí và ma quỷ ghé đến. Những hành động chải tóc, trang điểm trước gương đêm khuya, đặc biệt là sau 12 giờ đêm chính là lúc dương khí suy yếu nhất, âm khí lúc này hoạt động mạnh mẽ. Nếu biết mà vẫn cố tình thực hiện bạn sẽ gặp nhiều điều không tốt, tâm lý bất ổn.

Dân gian quan niệm: “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Vì thế các bạn hãy chú ý thực hiện để cầu mong những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với gia đình.

* Thông tin mang tính tham khảo, chiêm nghiệm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45 đưa vào vận hành khai thác góp phần rút ngắn thời gian di chuyển từ Hà Nội đến Diễn Châu (Nghệ An) từ 5 giờ xuống còn 3,5 giờ. Ảnh minh họa: INT

Mở đường cho đột phá phát triển kinh tế

GD&TĐ - Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, cương quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”, loại bỏ quy định cản trở, xây dựng thể chế phù hợp, tháo gỡ vướng mắc, “điểm nghẽn” là mở đường cho phát triển kinh tế.

Một lớp học của Trường Tiểu học Thủ Lệ (Ba Đình, Hà Nội). Ảnh: Phòng GD&ĐT

Khơi thông chính sách cho nhà giáo

GD&TĐ - Trong năm 2024, nhiều “điểm nghẽn” về chính sách dành cho nhà giáo được tháo gỡ, tạo động lực để các thầy, cô cống hiến.