Gia đình Mỹ gốc Philippines báo cảnh sát vì bị hàng xóm tưởng nhầm là... người Trung Quốc

Một gia đình người Philippines đang sống tại Mỹ đã gọi điện báo cảnh sát sau khi “cảm thấy bị phân biệt đối xử” khi hàng xóm của họ tưởng nhầm rằng gia đình này người Trung Quốc.

Tấm biển mà hai chị em nhà Yu cảm thấy “bị xúc phạm” vì họ bị nhầm tưởng là người Trung Quốc
Tấm biển mà hai chị em nhà Yu cảm thấy “bị xúc phạm” vì họ bị nhầm tưởng là người Trung Quốc

Một gia đình người Mỹ gốc Philippines sống tại thành phố El Monte (bang California, Mỹ) đã gọi điện báo cảnh sát do cảm thấy gia đình này bị “phân biệt đối xử” khi hàng xóm tưởng nhầm rằng họ là những người Trung Quốc.

Hai chị em Alexis và Rose Anne Yu, cho biết họ thường xuyên dắt chó đi dạo xung quanh khu phố nơi mình đang sống mỗi đêm và trong một đêm đang dắt cho đi dạo, người chị Alexis Yu nhìn thấy trên hàng rào của một căn nhà hàng xóm cách nhà họ ít căn treo một tấm biển, và khi đọc được hai chị em này đã rất sốc.

Theo đó, tấm biển ghi “Những người Trung Quốc, hãy giữ chó tránh xa bãi cỏ của tôi”, bên cạnh đó trên tấm biển là một thông điệp: “Hãy tôn trọng những người hàng xóm”.

Alexis cho biết sau khi nhìn thấy tấm biển, cô đã lập tức sử dụng điện thoại để chụp ảnh tấm biển lại và gửi nó cho cảnh sát làm bằng chứng về việc phân biệt chủng tộc. Cô nhận định rằng nếu muốn chó của cô không dẫm lên cỏ, chủ nhà chỉ đơn giản có thể viết “Hãy tránh xa bãi cỏ”, thay vì nhấn mạnh đến yếu tố “Người Trung Quốc”.

Cảnh sát sau đó đã có mặt tại hiện trường để hòa giải giữa gia đình Yu và gia đình treo tấm biển báo. Không lâu sau đó, tấm biển đã được gỡ bỏ.

Theo William Alarcon, một người Mỹ bản địa, người đã treo tấm biển cảnh báo trên hàng rào của gia đình mình, cho biết ông không có ý phân biện chủng tộc với tấm biển cảnh báo. Alarcon giải thích rằng ông chỉ muốn hai chị em, những người thường xuyên để chó của mình đi vệ sinh ở khu vực nhà của ông, chú ý đến và có thể nói chuyện với họ về vấn đề này.

Cũng theo Alarcon, một hàng xóm khác trong khu phố cũng là người châu Á và cũng cảm thấy không thoải mái khi chó của hai chị em người Philippines thường xuyên “đi bậy” trên đất của họ mà không chịu dọn dẹp.

Theo Dân Việt

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.