Nghiên cứu mới này được tạo cảm hứng từ những giả thuyết cho rằng, các đặc điểm nổi bật trong bệnh tự miễn dịch có thể được khai thác để chống lại căn bệnh ung thư, vốn có khả năng đặc biệt trong việc tránh hệ miễn dịch. “Chúng ta có thể xác định các tín hiệu di truyền hoạt động quá mức trong bệnh tự miễn dịch, sau đó khai thác sử dụng chúng trong các khối u vốn có khả năng tránh phản ứng miễn dịch”, James Chen, tác giả chính của cuộc nghiên cứu này nói.
Khi một chất lạ, như vi trùng hay vi khuẩn xâm nhập cơ thể, các tế bào T của chúng ta ngay lập tức hành động. Chúng là những tế bào bảo vệ, được thiết kế để sinh sôi và tấn công khi cần thiết. Như trong bệnh tự miễn dịch, các tế bào T được sản xuất quá mức và diệt các tế bào khỏe mạnh.
Phần đầu của nghiên cứu mới này phát hiện một gene đặc biệt gọi là IKZF1, chịu trách nhiệm trong việc sản xuất quá mức tế bào T trong một bệnh tự miễn có tên là alopecia areata (rụng tóc), chúng tiêu diệt các nang tóc khỏe mạnh. Các nhà nghiên cứu tự hỏi, liệu một gene như vậy có thể được đưa vào các khối u để giúp các tế bào miễn dịch tấn công mục tiêu ung thư tốt hơn hay không.
Một thuật toán máy tính được phát triển giúp các nhà nghiên cứu scan bản đồ hệ gene và phát hiện các loại khối u đặc trưng với gene đặc biệt này trong mạng lưới quy định của họ. Nhiều bệnh ung thư được phát hiện thành công bị nghi là nhạy cảm với gene IKZF1, trong đó có u hắc tố và ung thư tuyến tiền liệt.
Trong thí nghiệm trên loài vật sau đó, các nhà nghiên cứu xác định về mặt di truyền những khối u nào đó thể hiện quá mức gene IKZF1. Cũng qua đó, họ tìm thấy các khối u phản ứng nhiều hơn với các liệu pháp miễn dịch. Đặc biệt, các khối u trở nên dễ nhận dạng hơn với các tế bào T sát thủ trong việc săn tìm.
Thuật toán mà các nhà nghiên cứu phát triển cũng có thể dự đoán loại ung thư nào không có lợi từ việc gia tăng gene IKZF1. Ví dụ các khối u ở thận và đại tràng không có bất cứ sự hoạt động của gene IKZF1 vốn có nào, có nghĩa là gene đặc biệt trên không thể khai thác để giúp các tế bào miễn dịch tấn công những bệnh ung thư này.
Những kết quả thực tế đến từ liệu pháp này có lẽ phải mất vài năm nữa, bởi vì hiện nay người ta chưa có phương pháp cụ thể để kích hoạt gene IKZF1 trong các khối u ở người. Tuy nhiên, thử nghiệm sinh thiết khối u đặc trưng để tìm ra sự hoạt động của gene IKZF1 có thể là một phương pháp hiệu quả để biết bệnh nhân phản ứng với các liệu pháp miễn dịch hiện nay như thế nào. Gene IKZF1 có thể là một chỉ dấu tốt, cho thấy
Điều này cho thấy rằng IKZF1 có thể là một chỉ dấu tốt cho biết một khối u có nhiều hoặc ít khả năng lẩn tránh các cuộc tấn công từ hệ thống miễn dịch của chúng ta.