Gặp mặt tri ân nhà giáo chi viện cho giáo dục Đắk Lắk thời kỳ chống Mỹ

GD&TĐ - Giai đoạn 1960-1975, Bộ GD&ĐT đã điều động, chi viện hàng ngàn lượt cán bộ, giáo viên cho giáo dục chiến trường B, trong đó có Đắk Lắk.

Các đại biểu dự buổi gặp mặt. (Ảnh: Thành Tâm)
Các đại biểu dự buổi gặp mặt. (Ảnh: Thành Tâm)

Ngày 4/11, Sở GD&ĐT Đắk Lắk tổ chức gặp mặt cán bộ, giáo viên chi viện cho ngành giáo dục tỉnh thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Tham dự có ông Lê Chí Quyết, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy; ông Ama H’ Oanh, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy; bà Trần Việt Hoa, Giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia III; ông Phạm Đăng Khoa - Giám đốc Sở GD&ĐT, Chủ tịch Hội khuyến học tỉnh; ông Hà Ngọc Đào - nguyên Giám đốc Sở GD&ĐT, Chủ tịch Hội Cựu giáo chức tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành cùng đại biểu là cán bộ quản lý, giáo viên, thân nhân nhà giáo thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước (giai đoạn 1960-1975), Bộ GD&ĐT điều động, chi viện cho ngành giáo dục Đắk Lắk 45 thầy, cô giáo. Sau khoảng 6 tháng "xẻ dọc Trường Sơn", các thầy cô đến chiến trường B. Ở đây, họ vừa cầm súng, vừa cầm bút gây dựng phong trào dạy học, nhằm chuẩn bị lực lượng cho việc tiếp quản các vùng giải phóng.

Ông Hà Ngọc Đào - nguyên Giám đốc Sở GD&ĐT, Chủ tịch Hội Cựu giáo chức tỉnh, Trưởng ban liên lạc giáo viên thời kỳ chống Mỹ cứu nước tỉnh Đắk Lắk. (Ảnh: Thành Tâm)
Ông Hà Ngọc Đào - nguyên Giám đốc Sở GD&ĐT, Chủ tịch Hội Cựu giáo chức tỉnh, Trưởng ban liên lạc giáo viên thời kỳ chống Mỹ cứu nước tỉnh Đắk Lắk. (Ảnh: Thành Tâm)

"Vâng lời kêu gọi của Bác Hồ kính yêu, của Trung ương Đảng, lớp thanh niên miền Bắc chúng tôi xếp bút, cầm súng lên đường vào miền Nam chung sức chiến đấu, chia lửa cùng đồng bào miền Nam ruột thịt.

Trong số những người "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước" năm xưa, có chúng tôi, 45 thầy cô giáo chi viện cho chiến trường Đắk Lắk. Trải qua thời gian chiến đấu, dạy học, công tác, đến nay, chỉ còn lại 11 người. Cuộc gặp mặt hôm nay thật xúc động, được ôn lại kỷ niệm một thời chiến tranh gian khổ, động viên nhau sống vui, sống khỏe", ông Hà Ngọc Đào xúc động nói.

Ông Lê Chí Quyết, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, người trực tiếp chỉ đạo ngành giáo dục thời kỳ chống Mỹ cứu nước. (Ảnh: Thành Tâm)

Ông Lê Chí Quyết, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, người trực tiếp chỉ đạo ngành giáo dục thời kỳ chống Mỹ cứu nước. (Ảnh: Thành Tâm)

Phát biểu tại buổi gặp mặt, Giám đốc Sở GD&ĐT Phạm Đăng Khoa bày tỏ: "Những tấm gương anh dũng hy sinh cũng như sức chịu đựng, kiên trung của các nhà giáo lão thành cách mạng là tấm gương sáng, bồi đắp truyền thống vẻ vang của ngành Giáo dục tỉnh Đắk Lắk.

Các thầy cô đã truyền cảm hứng và tạo động lực mạnh mẽ cho thế hệ nhà giáo hiện nay về tinh thần cách mạng, vượt lên mọi khó khăn gian khổ để làm tròn sứ mệnh trồng người mà Đảng, Nhà nước và nhân dân đã tin tưởng giao phó".

Ông Châu Khắc Chương, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đắk Lắk ôn lại kỷ niệm một thời cầm súng, cầm bút ở khu căn cứ H9. (Ảnh: Thành Tâm)

Ông Châu Khắc Chương, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đắk Lắk ôn lại kỷ niệm một thời cầm súng, cầm bút ở khu căn cứ H9. (Ảnh: Thành Tâm)

Tại buổi gặp mặt, các cán bộ, giáo viên thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã chia sẻ những niềm vui, cảm xúc khi gặp lại đồng chí, đồng nghiệp. Cùng nhau ôn lại những kỷ niệm của một thời chiến tranh gian khổ, hy sinh, mất mát đau thương nhưng rất đỗi hào hùng. Đặc biệt, cùng nhau tưởng nhớ đến những đồng nghiệp, đồng đội đã ngã xuống cho độc lập dân tộc hôm nay.

Nhà giáo Lê Hữu Chỉnh ôn lại kỷ niệm một thời gian khổ nhưng hào hùng. (Ảnh: Thành Tâm)

Nhà giáo Lê Hữu Chỉnh ôn lại kỷ niệm một thời gian khổ nhưng hào hùng. (Ảnh: Thành Tâm)

Các đại biểu cũng chia sẻ, cung cấp thêm nhiều ý kiến, thông tin để các thế hệ cán bộ quản lý của ngành giáo dục hiện tại hiểu thêm và tự hào hơn về giai đoạn gian khổ nhưng hào hùng của thế hệ cha anh đi trước. Đồng thời bày tỏ mong muốn ngành giáo dục tỉnh nhà sẽ ngày càng phát triển và đạt được nhiều thành tích tiêu biểu trong thời gian tới.

Giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, trao tặng hồ sơ, kỷ vật của cán bộ, nhà giáo đi B. (Ảnh: Thành Tâm)

Giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, trao tặng hồ sơ, kỷ vật của cán bộ, nhà giáo đi B. (Ảnh: Thành Tâm)

Nhân dịp này, bà Trần Việt Hoa, Giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, đã trao tặng lại 14 bộ hồ sơ, kỷ vật của cán bộ, nhà giáo chi viện cho ngành giáo dục Đắk Lắk thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Những kỷ vật vô giá được trao cho người thân cán bộ, nhà giáo đi B. (Ảnh: Thành Tâm)

Những kỷ vật vô giá được trao cho người thân cán bộ, nhà giáo đi B. (Ảnh: Thành Tâm)

Đây đều là những kỷ vật vô giá của mỗi “Nhà giáo - Chiến sĩ” trong những năm tháng hào hùng “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, chung sức chiến đấu, chia lửa cùng đồng bào miền Nam ruột thịt.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ