Gần 600 xe chở nông sản, hàng hóa chờ thông quan ở cửa khẩu

Gần 600 xe chở nông sản, hàng hóa chờ thông quan ở cửa khẩu

Cụ thể, tại tỉnh Lạng Sơn, Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị đã xuất 204 xe (nông sản, hoa quả, linh kiện điện tử, khẩu trang, máy móc, hàng may mặc); nhập 158 xe (linh kiện điện tử, nông sản: Lê, hành, tỏi, nấm, máy móc, xe nâng) và còn tồn 339 xe nông sản (mít, thanh long, nhãn, ớt...)

Tại Cửa khẩu Tân Thanh không phát sinh thêm xe chờ thông quan mới, hiện vẫn tồn 16 xe chở thanh long đang chờ làm thủ tục xuất khẩu.

Cửa khẩu Cốc Nam, hiện không phát sinh thêm xe chờ thông quan mới nhưng tồn 10 xe hàng xuất (lạc, tạp hóa, da bò, mỹ phẩm).

Ở khẩu Chi Ma đã xuất 6 xe khẩu trang y tế và còn tồn 5 xe hàng xuất (1 xe tải nhập khẩu thạch đen; 1 xe hạt tiêu, 2 xe quả sung khô, 1 xe mực nang).

Trong khi đó, Cửa khẩu Ga Đồng Đăng đã xuất 37 toa (thanh long, quặng sắt) và tồn 3 toa mặt hàng hồ điện cực đang chờ làm thủ tục nhập khẩu.

Theo báo cáo nhanh Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn, đến trưa ngày 20/2/2020, có khoảng 5 - 6 xe trái cây tươi xuất qua cửa khẩu phụ Tân Thanh, cơ quan chức năng tại cửa khẩu tạo thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hóa, nhưng vẫn kiểm soát chặt chẽ phương tiện và chủ phương tiện khi thực hiện giao nhận hàng theo quy định của Bộ Y tế.

Tại Lào Cai, tổng giá trị xuất nhập khẩu đạt 2.8 triệu USD, trong đó, nhập khẩu đạt 628 nghìn USD (170 xe); xuất khẩu đạt 2,2 triệu USD (139 xe). Hiện ở cửa khẩu còn tồn khoảng 200 xe chờ xuất.

Tỉnh Quảng Ninh, tổng giá trị xuất nhập khẩu đạt 477 nghìn USD. Trong đó, xuất khẩu đạt 94 nghìn USD (khẩu trang, sợi cotton); nhập khẩu đạt 383 nghìn USD (thủy sản, hàng tạp hóa, máy móc thiết bị, sơ sợi, vải lưới, dây nhựa). Số lượng xe làm thủ tục thông quan là 36 xe.

Tỉnh Hà Giang, xuất 2 xe, trong đó có 1 xe thanh long và 1 xe ván gỗ xuất khẩu qua Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...