FIFA cảnh báo Liên đoàn bóng đá Thái Lan

GD&TĐ - FIFA chính thức có động thái ‘nắn gân’ Liên đoàn bóng đá Thái Lan (FAT) sau vụ Chủ tịch Somyot Poompunmuang đòi từ chức.

Bóng đá Thái Lan thời gian gần đây để lại nhiều ‘điều ra tiếng vào’. Đầu tiên là việc cầu thủ U22 Thái Lan ẩu đả với U22 Indonesia ở chung kết SEA Games 32 tại Campuchia.

Mới nhất liên quan đến vụ Chủ tịch FAT Somyot Poompunmuang buộc phải từ chức do ‘chịu sức ép’ từ phía quan chức chính phủ hôm 1/7.

Hình ảnh xấu xí trận U22 Thái Lan với U22 Indonesia ở chung kết SEA Games 32.

Hình ảnh xấu xí trận U22 Thái Lan với U22 Indonesia ở chung kết SEA Games 32.

Điều này vi phạm quy định của Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) khi không cho phép có sự can thiệp về chính trị vào bóng đá. Nhận thức được án phạt có thể xảy ra nên hơn một ngày sau, Chủ tịch FAT rút lại tuyên bố từ chức.

Phía FAT khi đó cũng ngay lập tức thông báo Chủ tịch Somyot sẽ tại vị cho đến hết nhiệm kỳ, kéo dài đến đầu tháng 2/2024.

Dẫu vậy, FIFA cũng không bỏ qua khi vừa gửi công văn cảnh cáo FAT về vụ việc. “FAT phải hoạt động độc lập nếu không muốn nhận lệnh trừng phạt” – công văn của FIFA nhấn mạnh.

Chủ tịch bóng đá Thái Lan từng tuyên bố từ chức vào ngày 1/7 do chịu sức ép từ quan chức chính phủ. Ảnh: FAT.

Chủ tịch bóng đá Thái Lan từng tuyên bố từ chức vào ngày 1/7 do chịu sức ép từ quan chức chính phủ. Ảnh: FAT.

Indonesia từng bị FIFA cấm vận vì lý do tương tự vào năm 2015. Khi đó, Chính phủ Indonesia yêu cầu giải tán Liên đoàn bóng đá nước này (PSSI), cũng như tạm dừng giải vô địch quốc nội vì những bê bối.

Hành động này dù được người dân Indonesia cho là cần thiết vào thời điểm đó nhưng lại vi phạm quy định của FIFA về chuyện cơ quan quản lý nhà nước can thiệp vào hoạt động của các Liên đoàn bóng đá quốc gia thành viên.

Hậu quả, đội tuyển Indonesia bị tước quyền tham dự vòng loại World Cup 2018 và vòng loại Asian Cup 2019.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tùy bút: Những ngày khói lửa

Tùy bút: Những ngày khói lửa

GD&TĐ - Chúng tôi đã sống nghèo nhưng trong sáng trong thời bao cấp, tự hào lên đường theo “tiếng gọi non sông” để lại một phần tuổi xuân trên chiến trường...