Fields với huy chương toán học lẫy lừng

GD&TĐ - Nhà khoa học và triệu phú Thụy Điển Alfred Bernhard Nobel (1833 - 1896) lập di chúc năm 1895 rằng để lại tài sản nhằm trao 5 giải thưởng thường niên, gồm 1 giải văn chương, 1 giải hòa bình và 3 giải khác.

Huy chương Fields
Huy chương Fields

Chẳng có giải Nobel toán học, vì 2 nguyên nhân chính:

1. Nhà khoa học và triệu phú Thụy Điển Alfred Bernhard Nobel (1833 - 1896) lập di chúc năm 1895 rằng để lại tài sản nhằm trao 5 giải thưởng thường niên, gồm 1 giải văn chương, 1 giải hòa bình và 3 giải khác là vật lý, hóa học, sinh lý học hay y học.

2. Những người liên quan quỹ Nobel đề xuất lập thêm giải kinh tế từ năm 1968. Vậy chỉ 6 giải Nobel, không có giải toán học.

Vì thế, nhà báo Hàm Châu soạn sách “Ngô Bảo Châu một “Nobel toán học”” (NXB Dân Trí, 2010) thì cụm từ Nobel toán học trong đôi ngoặc kép nhằm chỉ huy chương Fiels.

John Charles Fields, nhà toán học Canada.
John Charles Fields, nhà toán học Canada.

Fields - nhà toán học Canada nổi danh

John Charles Fields chào đời ngày 14/5/1863 trong gia đình buôn bán da thuộc tại Hamilton, tỉnh Ontario, đất nước Canada.

Fields tốt nghiệp Học viện Hamilton năm 1880, tốt nghiệp Đại học Toronto năm 1884, rồi sang Hoa Kỳ bảo vệ thành công luận án tiến sĩ toán học “Symbolic Finite Solutions and Solutions by Definite Integrals of the Equation dny / dxn = xmy” (Các giải pháp và giải pháp hữu hạn tượng trưng bằng tích phân xác định của phương trình dny / dxn = xmy)tại Đại học Johns Hopkins ở TP Baltimore, bang Maryland, năm 1887.

Sau mấy niên khóa giảng dạy toán tại Đại học Johns Hopins, rồi Đại học Allegheny ở TP Meadville, bang Pennsylvania, Fields sang châu Âu vào năm 1891, nghiên cứu toán học tại Berlin và Göttingen ởĐức, tại Paris ở Pháp. Fields thường xuyên liên lạc với những nhà toán học Đức tài năng như Karl Weierstrass (1815 - 1897), Christian Felix Klein (1849 - 1925),Ferdinand Georg Frobenius (1849 - 1917), Max Karl Ernst Ludwig Planck(1858 -1947). Còn nhà toán học Thụy Điển Magnus Gösta Mittag-Leffler (1846 - 1927) với Fiels kết thân.

Thời gian ở châu Âu, Fields gặt hái nhiều thành công đáng phấn khởi với lĩnh vực hàm số đại số.

Năm 1902, Fields trở về Canada, vừa nhiệt tình nghiên cứu, vừa linh hoạt tạo lập nhiều mối quan hệ nhân sự hầu phát triển toán đồng thời 2 hướng: vừa chuyên sâu hàn lâm, vừa phổ biến cho đại chúng.

Giai đoạn 1919 - 1925, Fields làm Chủ tịch Học viện Hoàng gia Canada. Những nỗ lực của ông đã giúp Toronto trở thành nơi diễn ra Hội nghị Quốc tế các nhà toán học / International Congress of Mathematicians (ICM) năm 1924.

Fields lâm bệnh 3 tháng rồi mất ngày 9/8/1932, lưu di chúc rằng để lại 47.000$ - ký hiệu $ nhằm trỏ dollar Canada (CAD) - hầu trao huy chương mang tên ông.

Huy chương Fields

Huy chương Fields / Fields Medal được so sánh tương đương “Nobel toán học”, kỳ thực 2 giải thưởng tồn tại lắm khác biệt.

Cứ 4 năm 1 lần, Hiệp hội Toán học quốc tế / International Mathematical Union (IMU) tổ chức Đại hội quốc tế (ICM). Huy chương Fields được trao vào mỗi kỳ ICM với quy định: trao cho tối đa 4 nhà toán học dưới 40 tuổi tính đến ngày 1 tháng 1 năm trao tặng.

Jean-Pierre Serre, nhà toán học Pháp.
Jean-Pierre Serre, nhà toán học Pháp.

Đợt đầu, năm 1936, huy chương Fields được trao cho 2 nhà toán học là Lars Ahlfors (Phần Lan) và Jesse Douglas (Hoa Kỳ). Chiến tranh thế giới lần thứ nhì đã khiến việc trao huy chương Fields bị gián đoạn, đến năm 1950 mới trao đợt nhì cho 2 nhà toán học Laurent Schwartz (Pháp) và Atle Selberg (Na Uy). Từ đó, cứ đều đặn 4 năm 1 lần, huy chương Fields được trao trong các kỳ ICM, mà đợt thứ 17 vào năm 2010 trao cho 4 nhà toán học, có Việt Nam: / Elon Lindenstrauss (Israel), Станислав Константинович Смирнов/ Stanislav KonstantinovichSmirnov (Nga), Cédric Villani (Pháp), Ngô Bảo Châu (2 quốc tịch gồm Việt Nam và Pháp).

Huy chương Fields được chế tác bằng vàng 14 carat, hình tròn, đường kính 63,5mm, thể hiện chân dung John Charles Fields được nhìn nghiêng. Kèm theo huy chương Fields còn có món tiền 15.000$, tương đương 14.400USD vào năm 2010.

Trẻ nhất đoạt huy chương Fields

Jean-Pierre Serre chào đời ngày 15/9/1926 tại Bages, tỉnh Pyrénée-Orientales, Cộng hòa Pháp. Sau khi tốt nghiệp Lycée de Nîmes, Serre trở thành sinh viên École Normal Supérieure / Đại học Sư phạm ở thủ đô Paris giai đoạn 1945-1948. Rồi Serre công tác tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp / Centre National de la Recherche Scientifique(CNRS)ở Paris, sau đó là giáo sư giảng dạy Collège de France đến lúc nghỉ hưu vào năm 1994.

Từ rất trẻ, sớm trở thành nhà toán học tiêu biểu trong trường phái Henri Cartan, Serre say mê nghiên cứu tô pô đại số, hàm nhiều biến phức, đại số giao hoán, hình học đại số, bằng các kỹ thuật của đại số đồng điều và lý thuyết bó.

Năm 1954, mới 28 tuổi, Jean-Pierre Serređã đoạt huy chương Fields. Tính đến nay, kỷ lục trẻ nhất đoạt huy chương Fields của Serre vẫn chưa bị phá vỡ.

Sau đó, Jean-Pierre Serre còn đoạt hàng loạt giải thưởng danh giá khác, tạm kể theo niên điểm:

1971, huy chương Émile Picard.

1985, giải Balzan.

1987, huy chương vàng của CNRS.

2000, giải Wolf về toán học.

2003, giải Abel. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Xây dựng Bộ chỉ số văn hóa quốc gia

Xây dựng Bộ chỉ số văn hóa quốc gia

GD&TĐ -Ngày 18/11, Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia đã tổ chức Hội thảo tham vấn “Đề án xây dựng Bộ chỉ số văn hóa quốc gia vì sự phát triển bền vững”.