Facebook trừng trị các bài báo “giật tít câu view”

Facebook sẽ hạn chế các đường liên kết không có giá trị nội dung trên News Feed người dùng.

Facebook trừng trị các bài báo “giật tít câu view”

Trong bài blog đăng hôm 25/8, nhà nghiên cứu Khalid El-Arini và chuyên gia sản phẩm Joyce Tang của Facebook cho biết mạng xã hội này đang nỗ lực để xác định và hạn chế những bài đăng “giật tít, câu view” trên News Feed người dùng.

Động thái của Facebook được đưa ra sau khi khảo sát người dùng về những gì họ muốn đọc trên News Feed. Facebook phát hiện 80% “chuộng tít bài giúp họ quyết định có đọc cả bài báo hay không trước khi click”.

Để xác định các bài đăng vô giá trị, Facebook dự định theo dõi thời gian bạn quay trở lại Facebook sau khi click vào đường link cụ thể. Nếu quay lại ngay lập tức, Facebook giả định bạn không thấy có gì hay ho trong bài báo đó cả. Nếu điều này diễn ra thường xuyên, Facebook sẽ hiển thị bài báo ít hơn trên News Feed của mọi người.

Bên cạnh đó, công ty còn chú ý đến tỉ lệ click so với tỉ lệ chia sẻ, bình luận. Một bài báo nhiều click nhưng ít bình luận và chia sẻ cũng bị Facebook xem như “giật tít, câu view”.

Người dùng Facebook thường than phiền News Feed chứa quá nhiều nội dung vớ vẩn từ các trang mà họ không muốn đọc như scandal của người nổi tiếng hay video chó mèo.

Làm thế nào để “tiêu diệt” chúng là vấn đề dai dẳng của Facebook. Hồi tháng 12, mạng xã hội tuyên bố đại tu luồng tin mới để cung cấp thông tin chất lượng. Tuy nhiên, thực tế chứng minh mọi nỗ lực của Facebook đến giờ này vẫn chỉ như muối bỏ bể.

Theo ITC News

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.