Trong quá trình điều tra, một bồi thẩm đoàn ở New York đã triệu tập hai nhà sản xuất điện thoại thông minh nổi tiếng vì có liên quan tới cuộc điều tra – bài báo trên cho biết.
Theo một báo cáo hồi tháng 12 năm ngoái của New York Times, Facebook đã có những thỏa thuận chia sẻ dữ liệu với hơn 150 công ty. Những thỏa thuận này giúp Facebook có thêm người dùng và các đối tác của công ty này có thể truy cập dữ liệu người dùng mà không cần có sự đồng ý – báo cáo cho biết và nói thêm rằng nhiều quan hệ đối tác đã kết thúc từ nhiều năm trước nhưng những thỏa thuận với Amazon và Apple vẫn tiếp tục.
Một phát ngôn viên của Facebook không đề cập cụ thể bài báo của New York Time nhưng nói với CNN rằng “có thông tin về một cuộc điều tra liên bang đang diễn ra, bao gồm cả Bộ Tư pháp. Như chúng tôi đã nói trước đây, chúng tôi đang hợp tác với các nhà điều tra và tham gia điều tra một cách nghiêm túc. Chúng tôi đã cung cấp những lời khai, trả lời các câu hỏi và cam kết sẽ tiếp tục làm như vậy”.
Tháng 7 năm ngoái, Facebook đã bắt đầu phải đối mặt với một cuộc điều tra mở rộng từ chính phủ liên bang, theo đó 3 cơ quan liên bang và Bộ Tư pháp đã xem xét cách thức công ty tư vấn chính trị Cambridge Analytica có thể thu được dữ liệu của tới 87 triệu người Mỹ.
Facebook đã có một số vụ bê bối và cuộc điều tra kể từ khi Cambridge Analytica đưa ra những tiết lộ gần một năm trước. Tuần trước, Giám đốc điều hành Mark Zuckerberg đã tuyên bố Facebook sẽ hướng tới sự riêng tư, tập trung nhiều hơn vào các nền tảng nhắn tin và cho phép nhiều tính năng dễ biến đổi cùng với các cuộc trò chuyện được mã hóa.
Facebook cũng vừa gặp một sự cố ảnh hưởng tới người dùng trên toàn thế giới. Sự việc kéo dài khoảng 14 giờ đồng hồ này đã có dấu hiệu chấm dứt vào hôm nay (14/3) và đây được cho là sự gián đoạn lớn nhất mà mạng xã hội này từng trải qua.