EC không khách quan khi áp thuế chống bán phá giá giầy mũ da VN

EC không khách quan khi áp thuế chống bán phá giá giầy mũ da VN
EC không khách quan khi áp thuế chống bán phá giá giầy mũ da VN ảnh 1
Việc áp thuế của EC làm ảnh hưởng đến đời sống của hàng trăm ngàn công nhân (ảnh: Internet)

Kể từ tháng 10.2006, EC đã áp thuế chống bán phá giá 10% đối với giày mũ da của Việt Nam trong 02 năm và đang có đề xuất kéo dài thêm thời gian áp thuế. Phán quyết cuối cùng sẽ được đưa ra sau khi đại diện 27 nước thành viên Liên minh Châu Âu (EU) họp vào 2 ngày 17 và 22.12.09.

Việc áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da đã gây nhiều thiệt hại cho ngành giầy da Việt Nam và đời sống của 650.000 lao động, chủ yếu là nữ trong ngành. Nó cũng đi ngược chính sách chung mà EU vẫn tuyên bố là thúc đẩy tự do hóa thương mại, chống sự quay lại của chủ nghĩa bảo hộ và làm giảm hiệu quả của các chương trình trợ giúp xóa đói, giảm nghèo mà EC và các nước thành viên EU dành cho Việt Nam. Điều này tác động tiêu cực tới quan hệ đang phát triển tốt đẹp giữa Việt Nam và EU. 

Trong 10 tháng đầu năm 2009, xuất khẩu giầy da của Việt Nam chỉ còn 1,5 tỷ USD, giảm 23%; thị phần giảm từ 12,6% năm 2005 xuống còn 9% năm 2009

Bên cạnh đó, việc áp dụng mức thuế này không phục vụ cho lợi ích Cộng đồng chung châu Âu, đặc biệt là người tiêu dùng nơi đây. Minh chứng cho điều này là đa số các nước thành viên EU đã bỏ phiếu phản đối đề xuất gia hạn áp thuế chống bán phá giá thêm 15 tháng của EU tại cuộc họp của Ủy ban tư vấn chống bán phá giá ngày 19.11.2009.

Dư luận đánh giá đề xuất của EC về tiếp tục áp thuế là không khách quan, không công bằng, vô lương tâm.

PV

Ảnh minh họa/INT

Tâm huyết và hiệu quả

GD&TĐ - Theo đánh giá ban đầu, việc lấy ý kiến đã đạt được những kết quả tích cực với nhiều ý kiến tâm huyết, chất lượng.