Cô và các đồng nghiệp cùng xây dựng phát triển nhà trường trở thành địa chỉ của tình yêu thương, nơi gửi gắm niềm tin của phụ huynh và học sinh.
Cô Vân luôn tâm niệm, trong lòng cần có niềm yêu thương khi dưỡng dục trẻ an toàn, khỏe mạnh. Suy nghĩ trên đã đồng hành cùng cô từ khi còn là giáo viên mới ra trường. Cô cho biết: “Năng động, sáng tạo, thường xuyên đổi mới công tác quản lý phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu đổi mới hiện nay. Tôi hiểu rằng, cha mẹ gửi con em mình ở trường là muốn các cháu được nuôi dạy tốt. Muốn nuôi dạy tốt thì nhà trường phải có đủ các điều kiện cần thiết ở mức tối thiểu nhất.
Để đảm bảo CSVC và thiết bị phục vụ cho dạy và học, cô Vân đã phát động GV và HS tích cực trồng cây xanh xung quanh trường, tạo cảnh quan môi trường sư phạm. Với đồng nghiệp, cô luôn quan tâm giúp đỡ, động viên mọi người cùng tiến bộ để cùng cống hiến. Để nâng cao chất lượng đội ngũ, cô đã tạo điều kiện để các giáo viên đi học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, động viên chị em giúp đỡ nhau để đồng nghiệp yên tâm học tập.
Những sáng kiến kinh nghiệm của cô Vân đã góp phần cải tiến công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy học góp phần nâng cao chất lượng GD toàn diện. Để lan tỏa những sáng kiến kinh nghiệm của mình và các đồng nghiệp, cô Hiệu trưởng Hoàng Thị Vân cho biết: “Đầu mỗi năm học chúng tôi tập trung xây dựng và tổ chức các chuyên đề được đưa vào áp dụng chỉ đạo thực hiện trong đơn vị đạt kết quả cao: Chuyên đề phát triển vận động cho trẻ trong trường MN và chuyên đề vệ sinh dinh dưỡng an toàn thực phẩm.
Đặc biệt chuyên đề Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tổ chức tại trường nhà trường đã lan tỏa những sáng tạo trong cách nuôi dạy trẻ, động viên các cô thêm yêu và gắn bó với nghề. Quan điểm xuyên suốt của lãnh đạo trường là đẩy mạnh phong trào viết SKKN để trở thành nề nếp trong nhà trường. Thế nên các sáng kiến, chuyên đề đều được đưa vào áp dụng, phát huy, nhân rộng để thực hiện trong trường và được chia sẻ trong cụm trường để các cô giáo cùng trao đổi và đúc rút kinh nghiệm.
Ở Trường mầm non Hà Lầm, tinh thần đổi mới sáng tạo đã và đang lan tỏa rộng khắp. Trong tất cả các hoạt động nuôi dạy, trẻ luôn được giữa vai trò làm trung tâm. Nhà trường luôn coi trọng việc phân tích kết quả kiểm tra, qua đó giúp giáo viên điều chỉnh hoạt động giảng dạy, giúp trẻ biết tự đánh giá kết quả học tập để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu trong học tập. Đơn cử như buổi trả trẻ vào cuối giờ học, phụ huynh không được vào trường. Trên loa phát thanh bác bảo vệ đọc đến tên học sinh đang học lớp nào thì cô giáo mới dắt tay em đó ra ngoài lớp trao cho GV phụ trách đưa đón, GV nhận HS rồi trao tận tay cho phụ huynh. Quy trình đó khiến các cô vất vả hơn do phải di chuyển nhiều, nhưng bù lại phụ huynh yên tâm hơn khi được trao tận tay con em mình sau một ngày học.