Sau khi xuất ngũ do sơ suất ông Tân bị mất giấy tờ. Sau đó, từ năm 1987 đến năm 2008 ông Tân làm công nhân tại Công ty cao su Chưprông, có đóng BHXH đầy đủ, được cộng nối thời gian trong quân đội và hiện nay có lương hưu.
Vừa qua gia đình bà Xuân được biết về chủ trương tổng rà soát chính sách đối với người có công, gia đình bà muốn làm thủ tục đề nghị giải quyết chế độ thương binh cho bố bà, nhưng theo trả lời của Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện thì trường hợp bố bà chỉ được hưởng 1 trong 2 chế độ, hoặc là chế độ thương binh hoặc là chế độ hưu trí. Bà Xuân hỏi, Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện trả lời như vậy có đúng quy định không?
Về vấn đề này, ông Nguyễn Duy Kiên, Phó Cục trưởng Cục Người có công (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) trả lời như sau: .
Theo quy định hiện hành thì thương binh đồng thời là người hưởng chế độ hưu trí được hưởng đồng thời cả 2 chế độ: Trợ cấp thương tật và trợ cấp hưu trí.
Đối với thương binh đồng thời là người hưởng chế độ mất sức lao động, theo hướng dẫn tại Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, trường hợp hồ sơ hưởng chế độ mất sức lao động có một trong các giấy tờ sau thì cũng được hưởng đồng thời cả 2 chế độ:
- Quyết định nghỉ việc hưởng chế độ mất sức lao động có xác nhận thời gian công tác thực tế từ 20 năm trở lên hoặc chưa đủ 20 năm công tác thực tế nhưng có đủ 15 năm công tác liên tục trong quân đội, công an.
- Quyết định nghỉ việc hưởng chế độ mất sức lao động theo Nghị quyết 16-HĐBT ngày 8/2/1982 của Hội đồng Bộ trưởng.
- Biên bản giám định tách riêng tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật.
Biên bản giám định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động để hưởng chế độ mất sức lao động đã khám tổng hợp tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật và bệnh tật, trong đó tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật từ 61% trở lên.
Thời điểm hưởng thêm một chế độ trợ cấp được tính từ ngày Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ra quyết định trợ cấp.