Đối với hầu hết trẻ nhỏ thì đau bụng ở mức độ nhẹ và nhanh khỏi là hiện tượng rất phổ biến. Đôi khi bố mẹ nghĩ rằng trẻ đang nói dối rằng bé đang bị đau bụng hoặc phóng đại cơn đau của mình. Tuy nhiên, nếu bé bị đau bụng dữ dội thì bố mẹ cần tham khảo các thông tin dưới đây để biết được cách chăm sóc trẻ sau đó.
4 nguyên nhân chính gây đau bụng dữ dội ở trẻ sơ sinh
Đối với trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ dưới 6 tháng có thể bị cơn đau bụng dữ dội kèm quấy khóc do một trong bốn nguyên nhân dưới đây:
1. Colic
Colic được cho là giai đoạn trẻ sơ sinh khóc lóc vô cớ trong nhiều giờ. Ngoài việc quấy khóc thì trẻ dường như có cảm giác đau bụng vì thường bé hay uốn cong người. Đây là vấn đề khá phức tạp đối với trẻ nhỏ nhưng không nguy hiểm đối với bé.
2. Đau bụng do chế độ ăn của mẹ
Đối với trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn thì trẻ có thể bị đau bụng quằn quại khi mẹ ăn đồ ăn không hợp với trẻ. Có một số loại thực phẩm gây dị ứng đối với trẻ nhỏ mẹ nên lưu ý trước khi ăn.
3. Không dung nạp sữa bò
Trẻ sơ sinh bị đau bụng cấp có thể do trẻ bị không dung nạp sữa bò. Bố mẹ cần đưa trẻ đi khám và hỏi ý kiến tư vấn của bác sĩ để biết được loại sữa nào phù hợp với trẻ nếu bé không dung nạp sữa đang sử dụng.
4. Đầy bụng
Đầy bụng là nguyên nhân gây đau bụng cho trẻ sơ sinh khá phổ biến. Hầu hết các bé sơ sinh đều trải qua giai đoạn quấy khóc, khó thở. Nguyên nhân thường là do thức ăn gây khó chịu trong chế độ ăn của mẹ, trẻ không dung nạp sữa công thức, nuốt phải không khí khi khóc quá nhiều hoặc do không được ợ hơi sau khi bú mẹ.
6 nguyên nhân gây đau bụng cấp ở trẻ lớn hơn
Đối với trẻ từ 2 tuổi trở lên thì bị đau bụng dữ dội có thể do một số nguyên nhân sau:
1. Bệnh đường ruột
Bệnh đường ruột là nguyên nhân phổ biến nhất khi trẻ bị đau bụng dữ dội. Nếu trẻ vừa bị đau bụng quằn quại lại kèm theo tiêu chảy thì có thể trẻ bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.
Viêm gan A là một bệnh nhiễm virus khác có thể gây đau bụng quằn quại, thường là ở bên phải bụng trên vùng gan. Thường da của trẻ sẽ chuyển sang màu vàng khi bị nhiễm virus viêm gan A. Tuy nhiên, khả năng này khá hiếm và xảy ra trong các đợt bùng phát bệnh nên đừng quá lo lắng.
2. Ngộ độc thực phẩm
Trẻ bị đau bụng dữ dội có thể do trẻ đã ăn phải đồ ăn có chứa vi khuẩn xấu. Ngoài đau bụng thì bé còn có biểu hiện tiêu chảy trong 1 đến 8 giờ sau khi ăn loại thực phẩm nghi ngờ chứa vi khuẩn. Thực phẩm dễ gây ngộ độc ở trẻ gồm có: cá, thịt bò và sốt mayonnaise, đồ ăn sống.
3. Đầy hơi, ợ chua
Trẻ bị đầy hơi, ợ chua rất dễ đau bụng dù không kèm theo hiện tượng tiêu chảy hay nôn mửa. Khi đó, trẻ sẽ cảm thấy các cơn đau nhói liên tục và di chuyển khắp vùng bụng. Đối với những trẻ lớn có thể cảm nhận bọt khí di chuyển trong vùng bụng sẽ có thể nói với bố mẹ điều này.
4. Bụng khó chịu
Bụng khó chịu sẽ khác với ngộ độc thực phẩm. Điều này đơn giản là trẻ đã ăn phải đồ ăn không phù hợp và xuất hiện tình trạng dư thừa axit dạ dày tạm thời. Cơn đau ở vùng bụng giữa hoặc bên trái bụng phía dưới lồng ngực. Các loại thực phẩm dễ gây đau bụng gồm:
- Không dung nạp hoặc dị ứng thực phẩm: phổ biến nhất là các sản phẩm từ sữa, các loại hạt, quả mọng, cá, trứng. Cân nhắc có nên cho trẻ ăn lại các loại đồ ăn này nếu như trẻ bị đau bụng khi ăn chúng lần đầu.
- Thực phẩm có tính axit: Một số đồ ăn có thể kích hoạt ợ nóng gây đau bụng như thực phẩm chua, đồ ăn nhiều dầu mỡ, trái cây họ cam quýt.
- Hầu hết bất kỳ loại thức ăn nào cũng có thể gây chứng ợ nóng hoặc đau bụng ở một số trẻ. Vì thế bố mẹ nên theo dõi đồ ăn của trẻ để tránh cho bé ăn đồ ăn gây đau bụng.
5. Đau cơ bụng
Nếu trẻ nhỏ gần đây đã tham gia một môn thể thao hoạt động nhiều hoặc có thể tham gia hoạt động nào dùng nhiều cơ bụng. Hoạt động này có thể khiến cơ bụng đau nhức dữ dội. Cơn đau cơ bụng sẽ nặng hơn khi bố mẹ ấn vào bụng của trẻ hoặc khi bé sử dụng cơ như khi ngồi dậy.
6. Táo bón
Táo bón là nguyên nhân gây ra cơn đau bụng mãn tính. Tuy nhiên trẻ có thể bị đau bụng dữ dội do táo bón đột ngột xuất hiện. Cơn đau bụng cấp do táo bón thường có thể xảy ra bất kỳ vị trí nào ở vùng bụng, dù thường xảy ra ở giữa gần rốn. Cơn đau sẽ biến mất khi đại tràng co thắt tự nhiên, đẩy phân ra ngoài cơ thể.
Cách xoa dịu cơn đau bụng dữ dội ở trẻ
Một khi đã xác định được đâu là nguyên nhân khiến trẻ bị đau bụng thì mẹ có thể áp dụng một số mẹo dưới đây để giảm đau cho bé:
Đối với trẻ bị bệnh đường ruột, ngộ độc thực phẩm hoặc đau cơ bụng
Mẹ có thể cho trẻ ngồi trong bồn nước ấm, xoa nhẹ vùng bụng, đắp khăn ấm hoặc lăn chai nước nóng lên bụng.
Đau do đầy bụng
Xoa bụng cho trẻ theo chiều kim đồng hồ để giải phóng khí khỏi đường tiêu hóa ở trẻ.
Táo bón
Để cho trẻ giảm bớt hiện tượng táo bón bố mẹ nên chú ý bổ sung chất xơ trong chế độ ăn của bé. Bé nên ăn thức ăn nhuận tràng, nhiều rau xanh để đi vệ sinh dễ hơn.
Bổ sung men vi sinh Bio Vigor cho bé – Khắc phục và phòng ngừa các cơn đau bụng dữ dội
Bên cạnh việc áp dụng các mẹo giảm đau cho bé thì bố mẹ nên bổ sung cho bé men vi sinh mỗi ngày. Men vi sinh chứa hàng triệu bào tử lợi khuẩn sẽ giúp bổ sung vi khuẩn có lợi ức chế vi khuẩn có hại giúp lập lại hệ cân bằng vi sinh đường ruột. Khi đó, trẻ sẽ giảm đau bụng do đầy hơi, táo bón hay nhiễm khuẩn đường ruột.
Bổ sung men vi sinh thường xuyên cũng giúp cho bé phòng ngừa các cơn đau bụng cấp do bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột gây ra.
Men vi sinh BIO VIGOR®
Bổ sung vi khuẩn có ích, hỗ trợ lập lại hệ vi sinh đường ruột Hỗ trợ giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa Công dụng: Bổ sung vi khuẩn có ích, ức chế vi khuẩn có hại, giúp lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột Hỗ trợ giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa, hỗ trợ giảm các triệu chứng đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, ăn chậm tiêu, phân sống do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo TPBVSK Bột Bio Vigor: 2126/2020/XNQC-ATTP Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo Viên nang cứng Bio Vigor: 01681/2019/ATTP-XNQC |