Đau quặn bụng tiêu chảy là cơn đau ở giữa vùng ngực và xương chậu. Cơn đau có thể xuất hiệu âm ỉ, đau dữ dội hoặc đau quặn từng cơn. Tiêu chảy thì tình trạng đặc trưng là đi ngoài phân lỏng có thể kèm mỡ. Đau bụng tiêu chảy nhiều lần khiến người bệnh mệt mỏi, kiệt sức, không muốn làm gì.
Các nguyên nhân gây ra đau bụng tiêu chảy
Để xác định được nguyên nhân gây bệnh phải phụ thuộc vào tình trạng cơn đau cùng với các triệu chứng đi kèm:
Đột ngột xuất hiện cơn đau bụng kèm tiêu chảy
Nếu bạn mới bị đau bụng và kèm theo tiêu chảy thì có thể là do bị viêm dạ dày ruột. Nguyên nhân thường là do vi khuẩn hoặc vi rút đã xâm nhập vào dạ dày hoặc ruột khi tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh hoặc do ăn thực phẩm bị ô nhiễm. Bệnh sẽ tự thuyên giảm mà không cần phải điều trị.
Tuy nhiên nếu thường xuyên bị đau quặn bụng và tiêu chảy lặp đi lặp lại thì có thể bạn bị mắc một tình trạng mãn tính như hội chứng ruột kích thích hay còn gọi là đại tràng co thắt.
Đau bụng dữ dội
Nếu đột nhiên bị đau dữ dội một vùng bụng cụ thể thì đó có thể là vấn đề nghiêm trọng hơn nên cần phải đi cấp cứu ngay tức thì.
Các nguyên nhân gây ra cơn đau bụng dữ dội gồm:
• Viêm ruột thừa: Đây là tình trạng sưng ruột thừa gây ra cơn đau dữ dội phía dưới bên phải bụng. Bạn cần đi cấp cứu để cắt bỏ phần ruột thừa càng sớm càng tốt.
• Viêm loét, chảy máu dạ dày: Vết loét trong dạ dày gây đau bụng dữ dội.
• Viêm túi mật cấp tính: Thường là do sỏi mật nên cần đi khám ngay lập tức.
• Sỏi thận: Những viên sỏi nhỏ thường có thể tự thải qua đường nước tiểu nhưng viên sỏi lớn hơn có thể làm tắc ống thận và gây đau bụng đột ngột. Trường hợp này cần đến bệnh viện để bác sĩ xử lý sớm.
Đau bụng tiêu chảy tái phát
Nên đi khám ngay nếu như bạn hoặc người thân trong gia đình đặc biệt là trẻ nhỏ liên tục bị đau bụng tiêu chảy. Nguyên nhân gây bệnh thường không quá nguy hiểm và hoàn toàn có thể khắc phục sớm.
Nguyên nhân gây đau bụng tiêu chảy ở người lớn:
• Hội chứng ruột kích thích (hay còn gọi là viêm đại tràng co thắt): Gây ra các cơn đau quặn bụng, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón. Cơn đau thường sẽ giảm bớt sau khi đi vệ sinh.
• Bệnh viêm ruột: Bị đau bụng tiêu chảy tái phát thường liên quan tới bệnh viêm ruột. Có thể do bị mắc bệnh Crohn, viêm loét đại tràng.
• Bệnh lý về dạ dày: Có thể bị loét dạ dày, trào ngược dạ dày hoặc viêm dạ dày gây ra tình trạng đau bụng tiêu chảy.
Các nguyên nhân có thể gây ra tình trạng đau bụng tiêu chảy tái phát ở trẻ em gồm:
• Táo bón kéo dài
• Nhiễm trùng đường tiết niệu
• Ợ chua và trào ngược axit dạ dày
Các biện pháp giúp khắc phục và điều trị đau bụng tiêu chảy hiệu quả
Biện pháp tại nhà để giảm đau bụng tiêu chảy
Hầu hết các bệnh tiêu hóa đều có thể điều trị tại nhà. Ngay sau khi bắt đầu cảm thấy hiện tượng này hãy xem xét lại chế độ ăn của mình để giảm bớt tình trạng đi ngoài liên tục. Đảm bảo uống đủ nước để cơ thể không bị mất nước.
Nếu bạn không uống được nhiều nước và bị nôn thì có thể uống từng ngụm nước nhỏ mỗi lần. Ngoài ra, bạn có thể đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ nước bằng các loại chất lỏng khác như:
• Nước dùng trong hoặc súp ấm
• Trà không chứa caffein
• Nước trái cây như: táo, nho, việt quất. Tránh các loại nước trái cây họ cam quýt.
• Nước uống thể thao
Đối với thực phẩm, nên ưu tiên lựa chọn các loại đồ ăn sau:
• Táo
• Chuối
• Cơm trắng
• Bánh mì trắng
Có thể phải mất vài ngày đến một tuần để bạn lấy lại được cảm giác thèm ăn và hệ tiêu hóa trở lại bình thường.
Phương pháp điều trị tiêu chảy
Hầu hết trường hợp đau bụng tiêu chảy sẽ tự khỏi trong vòng vài ngày mà không cần điều trị. Nếu bạn đã thay đổi chế độ ăn nhưng không hiệu quả, bạn nên đi khám để được điều trị. Rất có thể bác sĩ sẽ khuyên bạn nên:
Dùng thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh có thể giúp điều trị tiêu chảy do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây ra. Tuy nhiên nếu vi rút gây ra tiêu chảy thì thuốc kháng sinh sẽ không có hiệu quả. Ngoài ra, nếu bác sĩ xác định được thuốc kháng sinh là nguyên nhân gây ra tiêu chảy thì có thể họ sẽ giảm liều hoặc đổi thuốc khác.
Uống nước điện giải
Mặc dù uống nhiều nước là phương pháp hiệu quả để tránh mất nước nhưng chúng không chứa muối và chất điện giải cần thiết cho cơ thể. Uống nước điện giải có chứa khoáng chất cần thiết như natri và kali sẽ giúp tăng tốc độ phục hồi sau tiêu chảy.
Dùng thuốc Đông y điều trị đau bụng tiêu chảy do viêm đại tràng kích thích
Điều trị hội chứng ruột kích thích hay viêm đại tràng kích thích bằng thuốc Đông y đang ngày càng được ưu tiên.
Bởi sử dụng thuốc từ các thảo dược kết hợp theo các bài thuốc bí truyền nên sản phẩm có tác dụng từ từ giúp giải quyết gốc rễ nguyên nhân gây bệnh. Vừa điều trị triệu chứng bệnh thuốc Đông y còn giúp phòng bệnh tái phát.
Sử dụng thuốc Đại tràng Đông y thế hệ 2 khi bị đau bụng tiêu chảy do viêm đại tràng
Có nhiều bài thuốc Đông y giúp điều trị đau bụng tiêu chảy do viêm đại tràng. Tuy nhiên, nếu chỉ dùng thuốc Đông y theo các bài trong sách thì sẽ khó đem lại hiệu quả. Dù hiếm nhưng vẫn có bài thuốc bí truyền hiệu quả thực sự, như bài thuốc đại tràng của lương y tại Hà Nội là một ví dụ.
Hiện nay bài thuốc này đã được chuyển giao sản xuất tại nhà máy đạt chuẩn GMP-Who sản xuất thành thuốc Đại tràng Đông y thế hệ 2 viên nén tiện dụng. Sản phẩm này đã được phân phối ở các nhà thuốc trên toàn quốc.
ĐẠI TRÀNG NHẤT NHẤT là thuốc, không phải thực phẩm chức năng Bạn bị: Viêm đại tràng. Viêm ruột cấp, mãn tính. Đau bụng dưới, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa. Đã có Đại Tràng Nhất Nhất nguồn gốc thảo dược, có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc Tổng đài giải đáp thông tin miễn phí: 1800.6689 (giờ hành chính) Số Giấy tiếp nhận hồ sơ quảng cáo thuốc: 0495b/14/QLD-TT |