Trẻ bị véo tai vì không nghe lời là cách nuôi dạy con của nhiều bà mẹ trẻ hiện nay. Bởi mỗi lần bị véo tai, trẻ sẽ lập tức chịu khuất phục. Nhưng người lớn không hề biết rằng véo tai không những khiến trẻ đau đớn, mà còn vô cùng nguy hiểm.
Vùng tai là nơi tập hợp rất nhiều dây thần kinh, bao gồm thần kinh tai lớn, thần kinh chẩm nhỏ, thần kinh phế vị… nên khi bị véo tai sẽ gây ra một cảm giác vô cùng đau đớn. Cơn đau ấy có thể dẫn đến tăng nhịp tim, tăng huyết áp, thở dốc và thậm chí bị ngất.
Không những gây đau, mà véo tai còn vô cùng nguy hiểm. Tai là bộ phận nối liền giữa não và tủy sống. Da và thịt ở phần tai rất mỏng, nếu bị va đập mạnh có thể làm tổn thương đến não bộ, dẫn đến tử vong.
Ngoài ra, nếu tai bị tác động mạnh sẽ gây nên rách màng nhĩ, chảy máu trong tai, đau tai, ù tai, cuối cùng là điếc. Đôi khi còn dẫn đến chóng mặt, buồn nôn, thậm chí là gãy xương thái dương, chảy dịch não tủy, gây hôn mê, co giật, chấn động não, nghiêm trọng là dẫn đến tử vong.
Không chỉ véo tai, mà chỉ cần một cái bạt tai hay một tác động nhỏ vào tai thôi cũng vô cùng nguy hiểm. Chính vì vậy việc bảo vệ tai là rất cần thiết.
Để con có một đôi tai khỏe mạnh, chúng ta cần chú ý đến những điều sau:
- Hạn chế chọc ngoáy vào tai của con, nhất là bằng những dụng cụ sắc nhọn, không sạch sẽ.
- Không phạt con bằng cách véo, đập mạnh vào tai.
- Khi nước vào tai, lập tức nhắc con nghiêng đầu, chúc tai xuống, rồi kéo nhẹ vành tai lên để nước chảy ra ngoài.
- Không nên bấm lỗ tai, nếu muốn thì chỉ nên bấm 1 lỗ.
- Không được xem nhẹ vấn đề thính lực. Nếu thấy con có biểu hiện ù tai, không nghe rõ thì phải đi kiểm tra ngay.
- Không cho con đeo tai nghe trong thời gian dài, âm lượng lớn.