Đừng "trăm dâu" đổ đầu... biến đổi khí hậu!

GD&TĐ - Sáng nay (30/12), trong 90 phút diễn ra giao lưu, các vị khách mời đã nhiệt tình chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm, tư vấn các kiến thức về bảo vệ môi trường, tìm hiểu về thiên nhiên, phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu lồng ghép trong các bài học trên lớp, các hoạt động ngoại khóa và cả trong cuộc sống hằng ngày cho học sinh…

Từ trái qua: TBT Nguyễn Ngọc Nam tặng hoa cho các vị khách mời: Nhóm HS: Nguyễn Thanh Sơn, Tạ Bích Huyền, Phạm Minh Hùng; GS Vương Văn Quỳnh; Hiệu trưởng Lê Thị Thu Lý; Thầy giáo Trần Mạnh Cường.
Từ trái qua: TBT Nguyễn Ngọc Nam tặng hoa cho các vị khách mời: Nhóm HS: Nguyễn Thanh Sơn, Tạ Bích Huyền, Phạm Minh Hùng; GS Vương Văn Quỳnh; Hiệu trưởng Lê Thị Thu Lý; Thầy giáo Trần Mạnh Cường.

CÁC VỊ KHÁCH MỜI THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH

1. GS. Vương Văn Quỳnh - Viện trưởng Viện Sinh thái Rừng và Môi trường (Trường ĐH Lâm nghiệp Việt Nam);

2. Cô Lê Thị Thu Lý - Hiệu trưởng trường Tiểu học Việt Hùng (Huyện Đông Anh, Hà Nội);

3. Thầy Trần Mạnh Cường và nhóm HS: Nguyễn Thanh Sơn, Phạm Minh Hùng, Tạ Bích Huyền - Giải khuyến khích Quốc gia về nghiên cứu khoa học lĩnh vực Môi trường - Trường THPT Kim Liên (Hà Nội).

Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, lại nằm gần 1 trong 5 ổ bão lớn của thế giới. Bão tố, lũ lụt hàng năm xảy ra thường xuyên ở hầu hết các vùng trong cả nước, gây những thiệt hại nặng nề cả về người và của cải vật chất. 

Hàng năm, ngành Giáo dục phải gánh chịu những tác hại không nhỏ do thiên tai gây ra, ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động dạy và học của học sinh và giáo viên.

Chính vì thế, xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch hành động phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành Giáo dục; chủ động tăng cường quan hệ hợp tác với các Bộ, ngành, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực quản lý rủi ro thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam và trên thế giới là bước đi chiến lược của Bộ GD&ĐT nhằm nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức, kĩ năng về phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu đến cán bộ, giáo viên, học sinh và sinh viên (chiếm trên 25% dân số Việt Nam), từng bước xây dựng hệ thống trường học an toàn.

Nắm bắt được nhu cầu mong muốn trao đổi kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm triển khai công tác truyền thông, giáo dục về ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai trong các hoạt động chính khóa và  ngoại khóa của nhà trường, báo Giáo dục và Thời đại phối hợp với Vụ Công tác Học sinh Sinh viên (Bộ GD&ĐT) tổ chức buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề: “Những bài học Xanh”.

Đúng 9h, buổi giao lưu trực tuyến bắt đầu. 

Nhà báo Nguyễn Ngọc Nam - Tổng biên tập báo Giáo dục và Thời đại - tuyên bố lý do và cảm ơn các vị  khách mời đã tham gia giao lưu cùng bạn đọc.

Buổi giao lưu trực tuyến là cầu nối góp phần tạo sự lan tỏa mạnh mẽ đến cộng đồng dân cư trong cả nước, góp phần thực hiện các mục tiêu của Chính phủ trong công tác phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Tổng biên tập Nguyễn Ngọc Nam phát biểu khai mạc buổi giao lưu
Tổng biên tập Nguyễn Ngọc Nam phát biểu khai mạc buổi giao lưu 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.