Dùng radar theo dõi côn trùng di cư

Việc sử dụng các radar di động để theo dõi chuyển động trên không trung của côn trùng bắt đầu ở Anh vào năm 1970, khi công nghệ này được phát triển cho mục đích quan sát những đàn châu chấu.

Dùng radar theo dõi côn trùng di cư

Sau một thập kỷ nghiên cứu bằng cách sử dụng các radar đặc biệt tại miền Nam nước Anh, các nhà khoa học đi đến kết luận rằng trên toàn nước Anh hàng năm có từ 2 đến 5 nghìn tỷ côn trùng di cư từ miền Nam đến miền Bắc và ngược lại.

Đó là vài ngàn tấn sinh khối di chuyển trên các tuyến đường dài hàng trăm cây số mỗi ngày.

Bình luận về kết quả trên, nhà nghiên cứu Silke Bauer ở Viện điểu học Thụy Sĩ cho rằng những con số trên là đáng kinh ngạc. Larry Stevens, cán bộ Bảo tàng Bắc Arizona nói rằng những con số này dường như điển hình cho các lưu vực Amazon và Congo chứ không phải cho Vương quốc Anh.

Mặc dù sự di cư của một số loài côn trùng đã được biết đến trong quá khứ (ví dụ, bướm chúa ở Bắc Mỹ), các dữ liệu mới đòi hỏi một cách tiếp cận có hệ thống để nghiên cứu về các chuyến bay của côn trùng và có cơ sở để ngờ rằng những chuyến bay xa của côn trùng còn phổ biến hơn nhiều.

Những con côn trùng bay chứa nitơ và phốt pho, vì vậy, chúng có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc di chuyển các chất chủ yếu đó trên toàn cầu.

"Côn trùng là những sinh vật nhỏ, nhưng hợp lại có thể có một tác động lớn, về quy mô sánh với những cuộc di cư lớn của sinh vật phù du biển", - Lael Parrott, nhà địa lý học môi trường tại Đại học British Columbia giải thích.

Việc sử dụng các radar di động để theo dõi chuyển động trên không trung của côn trùng bắt đầu ở Anh vào năm 1970, khi công nghệ này được phát triển cho mục đích quan sát những đàn châu chấu.

Đến những năm 1990, Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp Rothamsted Research đã lập một mạng radar vĩnh viễn ở thành phố Harpenden, tự động theo dõi các loài côn trùng có kích thước khác nhau.

Một trong những phát hiện sớm được thực hiện với sự giúp đỡ của radar là việc nhà nghiên cứu Jason Chapman ở Đại học Exeter và các đồng nghiệp, đã phát hiện ra rằng một số loài bướm di chuyển để trú đông từ Bắc Âu đến Địa Trung Hải bằng cách lợi dụng các cơn gió cùng chiều.

Mới đây, nhà nghiên cứu Chapman cùng với Gao Hu từ Đại học nông nghiệp Nam Kinh và các tác giả khác đã công bố dữ liệu thu thập trong các năm 2.000 - 2009 bằng cách sử dụng radar ở Harpenden và hai thành phố khác. Radar ghi nhận các loài côn trùng lớn và vừa như bướm, bọ cánh cứng, niềng niễng… bay ở độ cao từ 150 m đến 1.200m.

Những dữ liệu về những loài côn trùng nhỏ hơn được thu thập bằng bóng bay nghiên cứu. Trong vòng 10 năm, đã ghi nhận được 1.320 đợt di cư hàng loạt vào ban ngày và 898 đợt vào ban đêm.

Các đàn côn trùng di cư hướng về phía Nam vào mùa thu và phía Bắc vào mùa xuân, thường nương theo chiều gió thuận lợi, giúp chúng di chuyển với tốc độ lên đến 58 km/giờ.

Các nhà khoa học đã công bố công trình nghiên cứu trên tạp chí Science và dự định mở rộng khu vực quan sát với một vài hệ thống radar ở châu Âu.

Theo Một Thế Giới

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lửa cháy đổ dầu thêm

GD&TĐ - Tổng giá trị gói viện trợ mới nhất Mỹ dành cho Ukraine được Hạ viện nước này phê chuẩn hôm 20/4 vừa qua là 60,84 tỷ USD.