Kate Schweitzer là một bà mẹ có hai cô con gái xinh xắn. Cô sống tại Chiacago (Mỹ), làm việc ở nhà và tham gia nhiều hoạt động xã hội khác nhau. Gần đây cô đã chia sẻ ý kiến của mình về tác hại khi đăng ảnh con trên mạng xã hội khiến nhiều bậc cha mẹ phải suy nghĩ.
Bài viết của cô có nội dung như sau:
Tôi đã thường xuyên đăng ảnh con lên mạng xã hội. Thành thật mà nói tôi không nghĩ gì nhiều vì việc đó rất khó tránh khỏi. Mạng xã hội là một phần quan trọng trong cuộc sống của tôi và nó sẽ không biến mất sau khi tôi làm mẹ, tôi đã thông báo về điều đó thông qua một bài đăng trên Instagram với hashtag mới dành cho em bé.
Nhiều năm trôi qua khi tôi có con, đó vẫn là cách tốt nhất để gia đình và bạn bè cập nhật về cuộc sống hàng ngày của chúng tôi. Tôi đã biến gia đình mình thành một cuốn sách mở và tôi không phải người duy nhất làm vậy. Hầu hết các bậc phụ huynh đăng khoảng 1500 ảnh con trước khi chúng tròn 5 tuổi.
Mặc dù tôi vẫn chưa có kế hoạch dừng việc chia sẻ này, nhưng một chiến dịch mới đã giúp tôi biết được mình nên đăng ảnh trong giới hạn. Có những bức ảnh tôi không nên đăng vì chúng liên quan đến các con của tôi. Liên minh cứu hộ trẻ em đã giới thiệu một chiến dịch tên gọi là Kids For Privacy (Vì sự riêng tư của trẻ em) để nhắc nhở các bậc phụ huynh giống tôi rằng những gì tưởng như vô hại lại có thể để lại hậu quả nguy hiểm.
Cha mẹ cần hạn chế đăng ảnh con lên mạng xã hội. (Ảnh: Popsugar).
Những bức ảnh về dạy bé đi bô, hay ảnh bồn tắm vui nhộn cho đến ảnh bé trần truồng phần dưới đều dễ dàng được tìm thấy với các hashtag phổ biến như #tậpđibô, #đitắm và #trẻkhỏathân.
Những bức ảnh này khiến sự riêng tư của bé bị ảnh hưởng nghiêm trọng và khiến bé trở nên dễ bị tổn thương trước những kẻ ấu dâm và tội phạm tình dục – những kẻ chủ động tìm đến những bức ảnh trẻ em trong tình trạng khỏa thân.
Việc thiết lập quyền riêng tư lỏng lẻo trên các trang mạng xã hội cũng không hề giúp bảo vệ được bé. Theo liên minh Cứu hộ trẻ em, có tới 89% cha mẹ đã không kiểm tra việc cài đặt quyền riêng tư trong hơn một năm.
Chiến dịch này mong muốn bố mẹ hãy nghĩ thật kĩ khi đăng tải ảnh con lên mạng xã hội. Một bước tiến xa hơn nữa, chiến dịch cũng yêu cầu phụ huynh hãy dùng 100 hashtags phổ phiến hàng đầu của các bức ảnh xâm phạm quyền riêng tư của trẻ em để đăng tải các bác ảnh sáng tạo với thông điệp “Hãy bảo vệ quyền riêng tư của con” giúp đòi lại sự quyền lợi cho trẻ em.
Chiến dịch cũng đã giới thiệu một video giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về tác hại của việc đăng ảnh con trên mạng. Tôi đã cảm thấy sợ hãi và một chút tội lỗi khi tự hỏi mình có vô tình khiến con nguy hiểm hay không? Tôi nghĩ mọi phụ huynh đều cần phải xem video này. Dù con là của chúng ta nhưng quyền riêng tư thì là của riêng con.